Trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi hay còn gọi là nấm lưỡi là tình trạng không hiếm gặp. Khi trẻ bị tưa lưỡi nhiều mẹ băn khoăn không biết cần phải làm gì? Đừng lo lắng! Hãy cùng tìm hiểu ngay cách trị tưa lưỡi hiệu quả ở bài viết dưới đây nhé!
- Cách làm chè dừa non hoa đậu biếc thơm béo, giòn dai sần sật, già trẻ lớn bé đều thích mê!
- Cách làm cá chép nướng muối ớt giòn ngon hấp dẫn, cay cay tê tê, ăn là mê!
Nội dung bài viết
- Khi trẻ bị tưa lưỡi, mẹ phải làm gì?
- 3 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có
- Một số chú ý khi áp dụng các biện pháp trị tưa lưỡi cho trẻ sơ
Khi trẻ bị tưa lưỡi, mẹ phải làm gì?
Chứng tưa lưỡi hay còn gọi là bệnh nấm lưỡi là tình trạng mà niêm mạc miệng, lưỡi, họng bị nhiễm nấm, làm xuất hiện những màng màu trắng. Những màng màu trắng này nhanh chóng phát triển, khó làm sạch, dễ gây chảy máu và đau rát cho bé. Có trường hợp nặng nấm lưỡi mọc quá dày thậm chí lan xuống cổ họng và thực quản, khí quản của bé, gây biến chứng sang viêm phổi, gây tiêu chảy,… Vì thế ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan nhé!
Chứng tưa lưỡi này do nhiều nguyên nhân gây ra như: các loại nấm ký sinh trong vùng khoang miệng, do bé bài tiết quá ít nước bọt gây khô miệng, làm môi trường pH trong miệng thấp hoặc bị lây từ các dụng cụ cho bé ăn, uống…Vậy khi trẻ bị tưa lưỡi, cha mẹ cần phải làm gì?
Khi trẻ bị tưa lưỡi ở thể nhẹ: Cách trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh lúc này không có gì khó khăn. Với những bé chỉ bị tưa lưỡi ở thể nhẹ, các vết nấm ở lưỡi không quá nhiều và dày, chưa gây ra khó chịu, quấy khó ở bé thì cách giải quyết khá đơn giản. Việc cần thiết đó chính là vệ sinh lưỡi và khoang miệng cho bé mỗi ngày mà chúng ta vẫn thường gọi là “rơ lưỡi”. Rơ lưỡi giúp làm sạch lưỡi, hạn chế tích tụ vi khuẩn có hại trên lưỡi bé, giúp trị chứng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh.
Khi trẻ bị tưa lưỡi thể nặng: Ngoài việc cha mẹ rơ lưỡi cho bé bằng dung dịch mỗi ngày thì có thể sẽ cần phải dùng thêm một số loại thuốc đặc trị theo sự kê đơn của bác sĩ. Đó là các loại thuốc kháng nấm phù hợp với từng lứa tuổi. Có thể là thuốc dạng viên pha uống hoặc thuốc dạng gel để bôi trực tiếp vào lưỡi bé.
Khi trẻ bị tưa lưỡi, cha mẹ tuyệt đối không cố cậy những mảng bám trên lưỡi. Việc làm này không giải quyết dứt điểm được tình trạng tưa lưỡi mà chỉ gây đau, rát lưỡi cho bé. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc bôi, gel bôi, thuốc uống phải thông qua sự kê đơn hoặc hướng dẫn của bác sĩ.
Nhiều mẹ chưa biết rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch? Rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị một miếng gạc sạch và dung dịch dùng để rơ lưỡi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh (nên nhờ bác sĩ tư vấn trước khi mua). Tuyệt đối không tự ý áp dụng những cách trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng các vật dụng, nguyên liệu lạ, không an toàn, dễ gây nguy hiểm cho trẻ.
3 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có
Để phòng tránh tình trạng tưa lưỡi nay nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh thì việc vệ sinh lưỡi hay còn gọi là rơ lưỡi cho trẻ hàng ngày là rất cần thiết và quan trọng. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần là phù hợp? Cha mẹ nên rơ lưỡi cho bé trung bình 2 lần/ngày là vừa đủ để làm sạch lưỡi và khoang miệng cho bé.
Sau đây là 3 cách rơ lưỡi bằng các nguyên liệu sẵn có mẹ có thể áp dụng:
1. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối
Chuẩn bị một lọ nước muối sinh lý hoặc nước ấm và một miếng bông gạc sạch. Nước muối rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là loại thường được nhỏ mũi, miệng cho bé. Nước muối giúp sát khuẩn nhẹ, loại bỏ vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
Có nhiều cách để rơ lưỡi cho bé tuy nhiên phương pháp đơn giản nhất là bạn dùng 1 tay để rơ lưỡi trong khi tay còn lại vẫn ôm bé hoặc vỗ về bé. Bằng cách này, bé sẽ không sợ hãi và cảm thấy an toàn, dễ chịu hơn. Hoặc bạn có thể đặt bé trên giường, nằm tư thế thoải mái và tiến hành rơ lưỡi cho bé:
- Trước khi thực hiện rơ lưỡi cho trẻ, bạn hãy nhớ phải rửa tay sạch sẽ. Chuẩn bị sẵn một chén nhỏ đựng nước muối sinh lý hoặc nước ấm.
- Tiếp đó, lấy miếng gạc dùng rơ lưỡi quấn xung quanh ngón tay trỏ của bạn. Sau đó nhúng ngón tay quấn miếng gạc vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý để làm ướt phần gạc.
- Kế đến, đặt ngón tay trỏ lên môi của bé và tách miệng bé ra.
- Khi miệng bé mở ra, bạn xoay ngón tay đã quấn gạc và thấm ướt vào bên trong miệng bé, nhẹ nhàng lau vùng má, lợi rồi chà xát nhẹ nhàng trên mặt lưỡi theo chiều từ ngoài vào trong.
- Có thể lặp lại các động tác này 2-3 lần đảm bảo cho khoang miệng của bé đã sạch sẽ.
2. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Với phương pháp này, mẹ không dùng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé nữa mà sử dụng một loại lá quen thuộc, đó là lá hẹ. Đây là một loại lá lành tính, có nhiều công dụng, trong đó trong dân gian các bà các mẹ thường sử dụng để rơ lưỡi cho bé khi bé bị tưa lưỡi. Phương pháp này áp dụng cho trẻ sơ sinh từ 5 tháng tuổi trở lên.
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ được thực hiện như sau:
- Bạn rửa sạch một nắm lá hẹ, cắt khúc nhỏ rồi đun sôi, giữ lại cả nước. Lá hẹ vớt ra đem giã nát hoặc xay nát, cho thêm cả nước luộc lá hẹ rồi khuấy lên, sau đó dùng một miếng vải lọc bỏ hết phần bã, giữ lại phần nước lá hẹ.
- Tiếp đó sử dụng 1 miếng gạc sạch quấn vào ngón tay và nhúng vào phần nước lá hẹ mới lọc.
- Rơ lưỡi cho bé tương tự như cách rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý. Bạn nhẹ nhàng di chuyển ngón tay để lau vùng má, lợi rồi chà xát nhẹ nhàng trên mặt lưỡi theo chiều từ ngoài vào trong.
- Thực hiện nhẹ nhàng từ 2-3 lần các động tác như vậy. Mỗi ngày làm 1-2 lần cho đến khi bé hết tưa lưỡi.
3. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót
Rau ngót cũng là một cách trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh rất hay được các bà, các mẹ thực hiện khi trong nhà có trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này. Nguyên liệu chỉ cần 1 nắm rau ngót nhỏ và chén nước sôi để nguội:
- Rau ngót đem rửa sạch, vớt ra cho ráo nước rồi đun với một ít nước. Sau khi đun sôi thì vớt lá ra giã nhỏ rồi trộn chung với nước vừa đun, lọc bỏ bã lấy một nửa chén nước cốt, sau đó dùng nước này đem rơ lưỡi cho trẻ.
- Tiếp đến lấy miếng gạc dùng rơ lưỡi quấn xung quanh ngón tay trỏ của bạn. Sau đó nhúng ngón tay quấn miếng gạc vào chén nước rau ngót để làm ướt phần gạc.
- Đưa ngón tay có quấn miếng gạc vào trong miệng bé, thao tác làm sạch từ 2 bên má, phần lợi trên, dưới và làm sạch vùng lưỡi của bé.
Ngoài lá rau ngót thì các mẹ cũng có thể dùng cỏ mực (lá nhọ nồi) với cách tương tự để rơ lưỡi cho bé.
Một số chú ý khi áp dụng các biện pháp trị tưa lưỡi cho trẻ sơ
- Sử dụng lá cần đảm bảo sạch, nếu cẩn thận nên ngâm nước muỗi loãng khoảng 10 phút trước khi đem đun, dùng khi nước còn ấm.
- Thực hiện rơ lưỡi cho bé nên áp dụng chỉ 2 lần/ngày.
- Cần tiệt trùng bình sữa, núm vú, các loại dụng cụ cho bé bú, các đồ chơi bé cầm.
- Vệ sinh miệng cho bé trước và sau khi bú.
- Không dùng mật ong để tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh, mật ong chỉ dùng cho trẻ lớn hơn 1 tuổi.
- Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ đầu ti và bầu ngực trước khi cho bé bú, đảm bảo không lây nhiễm vi khuẩn từ mẹ sang bé.
- Khi thấy trẻ không thuyên giảm triệu chứng thì cần sớm cho trẻ đi khám bác sĩ để được khám và điều trị.
Trên đây là tổng hợp những cách trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn và nhanh chóng tại nhà. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các mẹ sẽ biết cách áp dụng đúng, để giúp bé nhanh hết tình trạng này, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện về thể chất của bé nhé!