Cách trị muỗi đốt cho trẻ bằng những nguyên liệu có sẵn trong nhà, không cần dùng thuốc bôi

Chăm sóc con 03/01/2018 20:34

Làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ rất dễ tấy đỏ khi bị muỗi đốt. Để đảm bảo an toàn, thay vì sử dụng các loại thuốc bôi, các mẹ nên tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong nhà để trị muỗi đốt cho trẻ.

Khác với người lớn, làn da của trẻ khi bị muỗi đốt dễ tấy đỏ, sưng viêm. Vì một số hormone trong cơ thể trẻ ít hoạt động về đêm nên nếu bị muỗi cắn vào thời điểm này, sang ngày hôm sau cơn ngứa ngáy sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể trẻ cũng bị giảm sút.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi trị muỗi đốt cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng, những loại thuốc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến làn da nhạy cảm của bé. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, mẹ nên áp dụng những mẹo dân gian để chữa vết muỗi đốt cho con.

Cách trị muỗi đốt cho trẻ bằng nguyên liệu sẵn có trong nhà

1. Sữa mẹ

Không cần tìm đâu xa, sữa mẹ chính là “thần dược” trị vết muỗi đốt cho trẻ cực kỳ hiệu quả. Khi trẻ bị muỗi đốt, bạn nên vắt sữa mẹ bôi lên vùng da bị tấy đỏ. Trong thời gian ngắn, da bé sẽ giảm sưng và không để lại vết thâm. Cách làm này còn đặc biệt hữu hiệu với làn da vô cùng nhạy cảm của trẻ sơ sinh nếu không may bị muỗi đốt.

Cách trị muỗi đốt cho trẻ bằng những nguyên liệu có sẵn trong nhà, không cần dùng thuốc bôi - Ảnh 1
Bôi sữa mẹ lên vùng da bị muỗi đốt của trẻ sẽ giúp làm giảm sưng tấy - Ảnh minh họa: Internet

2. Đá lạnh

Khi trẻ vừa bị muỗi đốt, mẹ hãy lấy một viên đá lạnh thoa lên vết sưng. Đá lạnh sẽ giúp trẻ giảm cơn ngứa khó chịu và không còn sưng tấy.

3. Kem đánh răng

Mẹ hãy dùng một lượng nhỏ kem đánh răng bôi lên vết muỗi đốt của trẻ, đợi đến khi khô rồi rửa lại bằng nước sạch. Chất bạc hà trong kem đánh răng sẽ nhanh chóng làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu của con.

Cách trị muỗi đốt cho trẻ bằng những nguyên liệu có sẵn trong nhà, không cần dùng thuốc bôi - Ảnh 2
Chất bạc hà trong kem đánh răng sẽ làm giảm cảm giác khó chịu của trẻ khi bị muỗi đốt - Ảnh minh họa: Internet

4. Giấm ăn

Các mẹ nên pha loãng vài thìa giấm ăn với nước rồi dùng bông thấm lên vết muỗi đốt. Vết tấy đỏ do bị muỗi đốt của trẻ sẽ không bị sưng, ngứa.

5. Chanh

Nước cốt chanh tươi chứa nhiều axit có công dụng sát khuẩn cao. Mẹ chỉ cần cắt một lát chanh mỏng, vắt vài giọt nước cốt lên vết muỗi đốt để làm dịu đi vết sưng tấy trên người con.

Cách trị muỗi đốt cho trẻ bằng những nguyên liệu có sẵn trong nhà, không cần dùng thuốc bôi - Ảnh 3
Một lát chanh mỏng sẽ chữa lành vết muỗi đốt của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

6. Mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn cao và chống nhiễm trùng tự nhiên cho những trẻ có làn da nhạy cảm. Khi con bị muỗi đốt, mẹ hãy dùng vài giọt mật ong thoa lên vùng da tấy đỏ.

7. Hành và tỏi

Cắt đôi nhánh tỏi xoa nhẹ lên vết muỗi đốt trên da bé 3 – 4 lần trong ngày. Trường hợp phát hiện sớm, mẹ hãy lập tức sử dụng tỏi bôi lên vùng da này để tránh bị phồng đỏ. Mẹ cũng có thể dùng các lát hành tây xoa lên vết sưng tấy trên người con.

Để trẻ không bị muỗi đốt, các mẹ cần lưu ý:

- Luôn luôn cho trẻ nằm ngủ trong màn.

- Vào mùa mưa muỗi sinh sôi nảy nở, mẹ nên cho trẻ mặc áo quần có màu sắc tươi sáng vì muỗi thường bị thu hút bởi những màu tối hơn.

- Khi ra ngoài trời, mẹ đừng quên mặc lên người con quần áo dài tay đặc biệt vào thời điểm chiều tối – khoảng thời gian muỗi hoạt động mạnh trong ngày.

Cách trị muỗi đốt cho trẻ bằng những nguyên liệu có sẵn trong nhà, không cần dùng thuốc bôi - Ảnh 4
Mẹ nhớ cho trẻ ngủ màn thường xuyên để tránh bị muỗi đốt - Ảnh minh họa: Internet

- Hạn chế đưa trẻ em đến những khu vực đầm lầy, bụi cây rậm rạp.

- Khi ra mồ hôi, trẻ sẽ bị muối tấn công. Do đó, mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Đồng thời, muỗi cũng rất dễ bị kích thích bằng những mùi thơm nên mẹ hãy hạn chế cho trẻ sử dụng phấn thơm, xà phòng thơm.

Những cách trị muỗi đốt đơn giản này sẽ giúp các mẹ bảo vệ con khỏe mạnh mỗi ngày.

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ như muỗi đốt nên chăm sóc như thế nào?

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có thể không quá nguy hiểm nhưng khiến bé khó chịu, quấy khóc, không chịu ăn... sẽ gây phiền não cho các mẹ.

TIN MỚI NHẤT