Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nôn. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng cần lo lắng, sợ hãi khi thấy con có biểu hiện nôn trớ.
- Bé gái 12 tuổi bụng to bất thường: Sai lầm của mẹ khiến con phải cắt buồng trứng, hối hận đã muộn
- 5 bệnh di truyền xuất hiện sớm ở trẻ sơ sinh, mẹ thương con cần phải biết để cứu con kịp thời
1. Trẻ bị nôn do trúng gió
- Nguyên nhân:
Thời tiết thay đổi đột ngột chuyển đổi từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng, hoặc mưa dài ngày, có gió lạnh khiến trẻ dễ bị trúng gió.
Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu, khi gặp gió lạnh đột ngột không thể thích ứng kịp thời. Gió xâm nhập vào cơ thể thông qua các lỗ chân lông hở và đường hô hấp khiến trẻ bị nôn trớ vì cảm lạnh. Thậm chí, có trường hợp trẻ liệt dây thần kinh ngoại biên số 7, đau lưng, vẹo cổ rất nguy hiểm.
- Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nôn do trúng gió:
Nếu trúng gió trẻ bị nôn sốt. Tình trạng sốt có thể gặp là bên trong thấy rét, nhưng cặp nhiệt độ thân nhiệt sốt cao. Cơ thể mệt lả, sổ mũi, đau bụng và tiêu chảy.
- Cách xử lý:
Trẻ bị nôn do trúng gió, có thể áp dụng theo 2 phương pháp chữa bệnh:
+ Chữa theo Tây y: Bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc cảm có thành phần Paracetamol. Đồng thời bổ sung vitamin C để tăng khả năng miễn dịch cho trẻ.
+ Chữa theo Đông y: Nếu trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể pha nước gừng ấm và cho trẻ uống từng chút một. Gừng có tác dụng tốt cho dạ dày, đường ruột và giảm triệu chứng buồn nôn.
2. Trẻ bị nôn do cảm lạnh
- Nguyên nhân:
Theo số liệu thống kê, trước 2 tuổi trẻ có thể bị 8-10 lần cảm lạnh/năm. Trong khi đó thời tiết lạnh thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 hoặc tháng 4. Đây chính là thời điểm nhiều trẻ bị ốm và trẻ bị nôn trớ nhiều.
Trẻ bị nôn nhiều do cảm lạnh vì:
+ Chảy nước mũi, nước mũi đặc, ho đờm: Dịch mũi họng của trẻ, đặc biệt là đờm thường bị nuốt xuống dạ dày do trẻ nhỏ chưa biết xì mũi hay nhổ đờm. Tình trạng này khiến dạ dày của trẻ luôn bị căng đầy, khó chịu.
+ Ho nhiều: Khi bị ho trẻ dễ bị nôn do sự co thắt đột ngột của cơ bụng.
+ Khóc: Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nôn trớ nhiều lần.
+ Mẹ chăm sóc chưa đúng cách, ép con ăn nhiều để mau khỏi bệnh càng khiến trẻ bị nôn trớ liên tục.
- Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nôn do cảm lạnh:
+ Khi bị cảm lạnh trẻ nôn trớ nhiều.
+ Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài.
+ Cơ thể mệt mỏi, bé quấy khóc nhiều, không chơi.
+ Sổ mũi kèm hắt hơi, ho liên tục.
Trẻ bị cảm lạnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nếu cha mẹ chăm sóc trẻ đúng cách. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày, không chịu ăn bệnh tình sẽ lâu khỏi hơn.
- Cách xử lý:
Khi có biểu hiện cảm lạnh, trẻ bị nôn không sốt, nghĩa là bé mới chớm nhiễm lạnh, bệnh chỉ ở mức độ nhẹ. Mẹ có thể chăm sóc trẻ như sau:
+ Bù nước và điện giải cho trẻ bằng cách uống từng hớp nước hoặc dung dịch oresol nhiều lần trong ngày.
+ Rửa mũi thường xuyên cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
+ Sau khi bé nôn trớ, 30-60 phút sau đó không cho trẻ ăn uống bất thứ thức ăn gì, nếu không trẻ ăn vào là bị nôn.
+ Cho con nghỉ ngơi hoàn toàn, mẹ có thể xoa bụng để trẻ thấy dễ chịu hơn sau khi nôn.
+ Khi nấu ăn, mẹ cần tránh dùng nhiều gia vị cay nóng, nhiều axit hoặc thực phẩm giàu chất béo bởi sẽ khiến trẻ đầy bụng, kích thích nôn nhiều hơn.
+ Chia nhỏ cho trẻ ăn làm nhiều bữa trong ngày. Trẻ chỉ có thể ăn từng ít một vì dạ dày đang cần hồi phục trong giai đoạn này, mẹ không nên ép trẻ ăn nếu bé không muốn.
+ Cho trẻ đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch diệt khuẩn, sát trùng để tránh lây lan virus cho cả nhà, dẫn tới hiện tượng lây chéo.
+ Có thể áp dụng biện pháp trị cảm lạnh từ dân gian như xoa bóp làm nóng bàn tay, chân, bụng của trẻ bằng dầu nóng. Mát-xa thái dương, hai bên sau tai và ấn huyệt nhân trung để trẻ khỏi đau đầu, tinh thần dễ chịu.
3. Trẻ bị nôn do rối loạn tiêu hóa
- Nguyên nhân:
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do ngộ độc thức ăn có thể bị nôn nhiều.
- Dấu hiệu nhận biết:
+Trẻ bị nôn thường bị ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau bụng quặn từng cơn.
+Do nôn nhiều nên cơ thể mất nước khiến môi khô, da khô.
- Cách xử lý:
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể dùng men tiêu hóa, men vi sinh theo tư vấn của bác sĩ. Cho trẻ nghỉ ngơi, ăn đồ lỏng mềm, tránh dầu mỡ trong thời gian bị nôn do đau bụng.
4. Phòng ngừa hiện tượng trẻ bị nôn
Để tránh những rủi ro trẻ bị nôn do trúng gió, cảm lạnh, đau bụng khiến gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần chủ động:
- Cho trẻ ăn chín nấu sôi, hạn chế thức ăn đường phố. Mẹ đang cho con bú cần thận trọng khi ăn món mới, món lạ.
- Theo dõi dự báo thời tiết, nhất là giai đoạn giao mùa, mùa lạnh để chủ động giữ ấm cho trẻ như mặc đồ phù hợp với thời tiết, cho trẻ nghỉ học nếu thời tiết khắc nghiệt...
- Không tắm trẻ sau 20 giờ. Tắm trong phòng kín gió, tắm nhanh rồi lau khô người, mặc quần áo và ủ ấm cho trẻ.
- Chuẩn bị hệ thống sưởi trong phòng trẻ.
- Rửa tay, vệ sinh tai-mũi-họng cho trẻ hàng ngày để tránh các bệnh lây nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp.
- Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có các biểu hiện như: nôn dữ dội, nôn ra máu hoặc dịch mật, trẻ nôn nhiều lần trong ngày dẫn tới cơ thể mất nước trầm trọng, trẻ bị nôn sốt trên 39 độ, trẻ nôn bỏ ăn bỏ bú kéo dài.