Bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau về sức khỏe khi cho con đi bơi ở bể bơi công cộng

Chăm sóc con 05/08/2018 05:30

Đây là những vấn đề mà không chỉ đi bơi ở bể bơi công cộng cần lưu ý mà khi bơi ở bể bơi gia đình cũng nên lưu tâm để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho trẻ.

CHUẨN BỊ CHO TRẺ TRƯỚC KHI BƠI

Hãy chuẩn bị cho trẻ các vật dụng như khăn lông, dầu gội, xà bông tắm, thuốc nhỏ mắt, dầu nóng, đồ bơi, kính, phao, mũ, kem chống nắng. Do da trẻ nhạy cảm nên bạn cần lưu ý chọn mua đúng loại kem chống nắng dành cho trẻ nhỏ.

 Luôn chú ý và để mắt đến con: Hãy chắc chắn bé bơi lội trong tầm mắt của bạn. Nếu trẻ còn rất nhỏ hoặc đang trong độ tuổi tập đi, bạn cần xuống nước ở cạnh bé và đảm bảo bé luôn trong tầm với tay của mình lúc cần thiết. Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên để mắt đến con thường xuyên, tránh để những việc như nói chuyện điện thoại, trò chuyện, làm việc nhà hoặc uống rượu làm bạn phân tâm và quên để mắt đến bé.

Bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau về sức khỏe khi cho con đi bơi ở bể bơi công cộng - Ảnh 1

KHÔNG ĐỂ TRẺ BƠI GIỮA TRỜI NẮNG GẮT

Bố mẹ tuyệt đối không nên để trẻ bơi vào buổi trưa, dưới trời nắng gắt (thường là vào khoảng 11 – 13 giờ hàng ngày), bởi vì khi đó nhiệt độ cơ thể của trẻ đang cao, mồ hôi ra nhiều, nếu gặp nước sẽ rất dễ nhiễm lạnh. Thay vào đó, nên cho trẻ bơi vào thời điểm đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, sẽ rất có lợi và an toàn cho sức khỏe của con.

Nhớ bôi kem chống nắng cho trẻ: Bố mẹ cần bôi kem chống nắng cho con trước khi đến bể bơi, chứ không phải tới nơi rồi mới làm. Hãy nhớ thoa đều kem chống nắng lên da cho trẻ trước khi mặc đồ bơi cho con. Điều này giúp con tha hồ chạy nhảy vui đùa mà không lo đến việc đen da và những ảnh hưởng tiêu cực của tia cực tím.

Bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau về sức khỏe khi cho con đi bơi ở bể bơi công cộng - Ảnh 2

Không cho con chạy trên sàn bể bơi: Bố mẹ có để ý rằng các nhân viên cứu hộ ở bể bơi công cộng luôn ngăn cản mọi người chạy nhảy tại khu vực gần bể bơi? Việc chạy nhảy trên sàn bể bơi cực kỳ nguy hiểm, do trên sàn có thể còn nhiều nước đọng, khiến không chỉ trẻ con mà còn cả người lớn cũng dễ bị trơn trượt. 

Không để trẻ cho người khác mượn kính bơi: Theo nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, các bệnh nhiễm trùng da rất dễ lây truyền nếu dùng chung đồ vật, nhất là các dụng cụ thể thao. Chuyên gia nhận định rằng: "Không nên chia sẻ những vật dụng cá nhân như kính bơi, khăn tắm hay đồ bơi với người khác".

Khởi động trước khi bơi: Hầu hết ai cũng bỏ qua bước này. Bạn nên khởi động trước khi bơi để người nóng lên, dãn cơ khớp, khi bơi bạn sẽ không bị mệt và mỏi cơ nhiều. Chỉ cần bỏ ra ít phút để tập cho dãn cơ như xoay người, khớp gối, tay chân,… 

Bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau về sức khỏe khi cho con đi bơi ở bể bơi công cộng - Ảnh 3

Hãy lau rửa tai cho con: Đừng bao giờ quên lau tai cho con sau khi vừa chơi dưới nước. Nghe có vẻ nhỏ nhặt nhưng tai bị ẩm ướt có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng đường tai mũi. Thậm chí trẻ có thể bị nước lọt vào trong tai, khi đó, cần để trẻ nghiêng đầu cho nước chảy ra, rồi lau sạch tai cho trẻ bằng khăn hoặc tăm bông.

Tắm rửa sau khi bơi: Bơi xong, nên đi tắm để da và tóc không bị khô và nhiễm hóa chất vì nước ở hồ bơi không hề tốt. Hãy vệ sinh cơ thể thật kĩ, không nên về nhà rồi mới bắt đầu tắm bởi vì có nhiều vi khuẩn lẫn tạp chất trong nước sẽ bám vào da gây bệnh cho cơ thể.

Nên trang bị đồ bơi và bổ sung nước: Bơi cũng khiến cơ thể mất nước nhanh. Vậy nên bạn hãy bổ sung nước cho cơ thể vừa đủ để tránh mệt mỏi. Nên trang bị nón và kính bơi. Vì nước ở bể không hoàn toàn sạch vậy nên tránh bị vào mắt vào tai, chúng ta nên sử dụng những loại đồ này.

Bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau về sức khỏe khi cho con đi bơi ở bể bơi công cộng - Ảnh 4

ĐỀ PHÒNG NHIỄM LẠNH

Dù đang vào mùa hè, thế nhưng vẫn phải chú ý đề phòng nhiễm lạnh cho trẻ, nhất là nhiễm lạnh đột ngột, rất nguy hiểm - Nên cho bé mặc đồ bơi nhất là đi vào buổi sáng khi trời còn mát, nước trong bể bơi hoặc dưới sông, hồ khá lạnh. Không nên để trẻ cởi quần áo nhảy xuống nước ngay mà phải khởi động đầy đủ, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước.

Làm thế nào để trẻ không tái phát viêm phổi?

Bé nhà tôi 8 tuổi, vừa rồi bị viêm phổi và đã được điều trị khỏi bệnh nhưng cháu còn rất mệt mỏi. Tôi nghe nói bệnh viêm phổi rất dễ tái phát.

TIN MỚI NHẤT