Nếu trẻ hình thành thói quen này từ thời thơ ấu và không được các bậc phụ huynh phát hiện kịp thời thì quá trình điều trị sẽ ngày càng phức tạp, thậm chí gây ra nhiều biến chứng không thể lường trước được.
- Mẹ Bắc Giang từ chối xét nghiệm dị tật thai nhi, liều lĩnh sinh con và cái kết đau xót
- Mách các mẹ bầu ăn ngô theo đúng cách này con sinh ra thông minh vượt trội lại tránh được dị tật thai nhi
Mới đây, một bệnh viện nhi thành phố Tây An, Trung Quốc vừa tiếp nhận trường hợp bé trai 5 tuổi không thể ngậm miệng lại, khiến nước dãi liên tục chảy ra ngoài. Các bác sĩ tại đây cho biết, đây không phải là trường hợp duy nhất bởi trước đây, từng có rất nhiều bà mẹ đưa con đến trong tình trạng tương tự.
Theo như chẩn đoán của bác sĩ, bé trai 5 tuổi bị dị tật xương hàm khá nghiêm trọng. Ngoài các yếu tố bẩm sinh thì thói quen thở bằng miệng được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên. Hiện tại, bác sĩ đã tiến hành ca phẫu thuật chỉnh sửa xương hàm cho bệnh nhi trên và đứa trẻ đang trong quá trình hồi phục.
Thông qua trường hợp này, bác sĩ cũng cảnh báo các bậc phụ huynh về thói quen của trẻ mà hầu hết mọi người đều không để ý hoặc xem nhẹ. Theo đó, việc trẻ thở bằng miệng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xương hàm, nhất là đối với trẻ đang trong độ tuổi từ 2-3 tuổi. Khi dùng miệng để thở, theo thời gian sẽ khiến gương mặt trẻ bị biến dạng, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ mặt, làm răng mọc không đều rồi tác động đến khả năng ăn uống. Do vậy, các bậc phụ huynh phải có biện pháp phòng ngừa, tránh cho trẻ hình thành thói quen từ thời thơ ấu.
Khi phát hiện trẻ thở bằng miệng, phụ huynh cần kiểm tra xem liệu chúng có mắc phải vấn đề gì về mũi hay không. Nếu không, bố mẹ phải thường xuyên giám sát, khuyến khích trẻ dùng mũi để thở. Sau một thời gian tình hình không cải thiện, nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ có biện pháp chữa trị bằng khẩu trang đeo vào miệng, buộc trẻ phải thở bằng mũi dành cho các trường hợp bị nhẹ. Sự theo dõi, quan sát của phụ huynh sẽ giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa kịp thời quá trình hình thành dị tật. Bởi nếu để lâu hoặc trẻ ngày càng lớn thì sẽ đòi hỏi điều trị phức tạp hơn rất nhiều.