Bé gái được cho dùng thuốc kháng virus, kháng sinh và thuốc chống động kinh để điều trị sưng não, nhưng không có tác dụng. Bé gái qua đời 27 ngày sau khi nhập viện.
- Chân nhiễm trùng, tích mủ sau khi tự chữa đau sưng gối bằng phương pháp dân gian
- Nhịn cơm, chỉ ăn trứng để giảm cân đón Tết, 2 cô gái trẻ ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu khẩn
Theo VnExpress dẫn nguồn từ New York Post, Australia báo cáo trường hợp bé gái hai tuổi tử vong sau khi nhiễm loại virus hiếm gặp, thường chỉ ảnh hưởng đến chim bồ câu.
Đây là trường hợp thứ 5 trên thế giới chết vì căn bệnh này. Ca bệnh được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) báo cáo ngày 7/12. Bé gái điều trị tại Bệnh viện Prince of Wales ở Randwick, New South Wales sau ba tuần buồn nôn, nôn mửa và có các triệu chứng giống cảm lạnh. Tình trạng của em tiếp tục trở nên tồi tệ hơn trong 4 ngày tiếp theo. Bệnh nhân phát triển hội chứng động kinh liên quan đến nhiễm trùng do sốt.
Các bác sĩ đã thực hiện vô số xét nghiệm như chụp cộng hưởng từ (MRI), đo khả năng tự miễn dịch, đánh giá các bất thường về di truyền và xét nghiệm PCR để kiểm tra vi khuẩn, nấm, virus hoặc mycobacteria. Tuy nhiên, họ không tìm thấy dấu hiệu bệnh.
Bé gái được cho dùng thuốc kháng virus, kháng sinh và thuốc chống động kinh để điều trị sưng não, nhưng không có tác dụng. Bé gái qua đời 27 ngày sau khi nhập viện.
Các bác sĩ lưu ý, chỉ 6 tháng trước khi xuất hiện triệu chứng, cô bé đã hoàn thành đợt hóa trị thứ hai để kiểm soát căn bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính tế bào tiền B.
Các xét nghiệm sau khi qua đời cho thấy bé gái mang chủng virus paramyxovirus-1 APMV-1 nghiêm trọng ở gia cầm, gây bệnh Newcastle. Đây là loại bệnh do virus rất dễ lây lan và gây tử vong, thường ảnh hưởng đến chim, gia cầm, điển hình là bồ câu. Bệnh được đặt tên theo thành phố nơi xác nhận virus lần đầu năm 1926.
Các chuyên gia kết luận bé gái qua đời vì sưng não do nhiễm trùng, virus xâm nhập từ mũi hoặc miệng do có tiếp xúc với phân, chất lỏng của chim bồ câu nhiễm bệnh.
Ca nhiễm đầu tiên ở người được báo cáo tại Australia năm 1942. Có thông tin cho rằng bệnh nhân không tiếp xúc với bất kỳ động vật hay nguồn lây nào, thậm chí không đi du lịch.
Kể từ đó, toàn cầu ghi nhận 485 ca nhiễm, hơn một nửa là ở Anh. Đến nay, 5 trường hợp đã tử vong ở Hà Lan, Mỹ, Trung Quốc và Pháp. Bệnh thường gây tình trạng viêm kết mạc, thường gọi là đau mắt đỏ.
Ngoài loại virus trên, trước đó, theo VTV dẫn nguồn từ hãng tin BBC, vi khuẩn từ phân chim bồ câu đã khiến một trẻ nhỏ qua đời sau khi nhập viện ở Glasgow, miền trung Scotland. Em bé bị nhiễm trùng một loại nấm có tên là cryptococcus.
Cryptococcus là một loại nấm giống như nấm men sống trong môi trường. Nó có thể được tìm thấy trong đất bị ô nhiễm bởi phân chim bồ câu. Mọi người đều có thể bị nhiễm bệnh nếu hít phải nó.
Hầu hết người có sức khoẻ ổn định sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi loại nấm này, nhưng những người dễ bị tổn thương do khả năng miễn dịch đã suy yếu có thể bị bệnh nặng do nhiễm trùng phổi hoặc viêm màng não.
Nhiễm nấm Cryptococcus không thể lây từ người sang người. Tuy nhiên, chỉ cần hít phải bụi hoặc giọt nước có chứa phân chim nhiễm nấm, thì có thể dẫn đến một số bệnh, bao gồm bệnh vẩy nến.
Nếu vô tình tiếp xúc với phân chim, bạn nên đề phòng. Rửa tay và làm sạch bất kỳ vùng da tiếp xúc nào trước khi ăn, uống hoặc đưa tay gần miệng. Tương tự như vậy, nếu bạn cho chim ăn hoặc giết mổ chim, cũng phải vệ sinh sạch sẽ.