Thấy con bị sốt, cho nhập viện, người mẹ trẻ choáng váng khi nghe tin con bị hoại tử ruột. Càng sốc hơn khi cô biết nguyên nhân lại đến từ chính bà nội của bé.
- Cảnh báo: Sữa, bánh mì có thể trở thành tử thần cướp đi sinh mạng của trẻ bất cứ lúc nào
- Bé 2 tuổi suýt mất cánh tay do bị kẹt vào thang cuốn, mẹ la hét cầu cứu không ngừng
Tiểu Nhẫn là một người một người mẹ trẻ. Cô mới sinh con được 6 tháng. Với những kinh nghiệm ít ỏi trong lần đầu làm mẹ của mình, khi con bước vào tuổi ăn dặm, cô đã nghiên cứu khá nhiều về các bữa ăn cho bé. Nhưng rồi trong một lần con sốt phải nhập viện, như “sét đánh ngang tai” cô quá choáng váng khi bác sĩ thông báo con mình bị hoại tử ruột. Một sự thật mà cô không thể chấp nhận được! Tiểu Nhẫn càng choáng váng hơn nữa khi biết nguyên nhân là vì bà nội của bé.
Tiểu Nhẫn và chồng kết hôn được nửa năm. Cô sinh con gái vào tháng 11 năm ngoái. Tiểu Nhẫn không đủ sữa cho con bú, do đó, mẹ chồng cô quyết định cho cháu uống sữa bột. Nhìn cháu gái không có đủ sữa bú, gầy, người nhỏ, không dài, mẹ chồng Tiểu Nhẫn rất xót ruột. Nó cũng là nguồn cơn khiến bà áp dụng một chế độ ăn tai hại đối với cháu mình.
Mẹ chồng Tiểu Nhẫn đã cho cháu ăn sữa bột đặc sệt. Bà mếu máo kể lại: “Tôi sợ rằng cháu gái không đủ no nên đã pha sữa đặc lại với nồng đồ cao. Tôi nghĩ làm như vậy sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn, đặc hơn sẽ no hơn”. Bà múc đầy sữa bột, sau đó thêm nước vào và cho cháu ăn. Trong một thời gian dài áp dụng chế độ ăn như vậy, bà nội của bé đã không biết rằng dạ dày và lá lách của cháu bị tổn thương nghiêm trọng. Tiểu Nhẫn cũng không hề hay biết cho tới khi thấy con đại tiện khó khăn, phân khô, Tiểu Nhẫn cô mới nhận thấy có vấn đề.
Sai lầm thứ hai của mẹ chồng Tiểu Nhẫn chính là việc để cho cháu ăn dặm quá sớm, khi cháu mới được 3 tháng tuổi. Chỉ vì thấy cháu quá gầy nên không chỉ sử dụng sữa bột quấy đặc, bà còn hầm cháo với trứng và nước dùng từ xương cho cháu ăn. Súp xương được trộn vào thức ăn của cháu.
Cho đến một ngày, cô bé bị sốt cao giữa đêm. Cháu nhanh chóng được đưa vào viện cấp cứu. Các bác sĩ đã kiểm tra và kết luận rằng: Cháu bị hoại tử ruột. Nguyên nhân là do cách cho ăn sai lầm hàng ngày. Nghe điều này, Tiểu Nhẫn đã rất sốc.
Bác sĩ giải thích rằng, sữa bột là sữa công thức, cần phải được pha theo đúng tỉ lệ, không được tùy ý điều chỉnh vì điều này có thể gây hại cho trẻ. Hơn nữa, cách pha sữa không đúng cũng dẫn đến sữa không đạt chuẩn chất lượng.
Một số sai lầm khác mà nhiều mẹ cũng hay mắc phải khi pha sữa cho con:
- Dùng nước khoáng để pha sữa công thức cho bé
Đôi khi, nhiều bậc cha mẹ dùng nước khoáng thay thế cho nước lọc đã đun sôi để để pha sữa cho em bé. Nước khoáng là loại nước bão hòa chứa hàm lượng khoáng chất cực kì cao có thể gây hại đến trẻ sơ sinh. Một số loại nước khoáng còn chứa nhiều muối và canxi, cao hơn lượng chất mà trẻ cần hấp thụ. Vì thế, dùng nước khoáng pha sữa cho con có thể khiến bé bị ngộ độc, hại thận, rất nguy hiểm.
- Nước pha sữa không đủ nóng
Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến khích nước pha sữa cần phải nóng đến ít nhất là 70 độ C để thanh trùng, diệt vi khuẩn trong cả nước và cả sữa công thức. Nước để pha sữa còn phải là nước không để quá 30 phút sau khi đun sôi. Trước khi cho em bé uống, hãy làm mát một cách nhanh chóng bằng cách để bình sữa dưới vòi nước đang chảy, cho đến khi sữa hạ nhiệt độ đến mức vừa phải để bé uống được.
Việc trẻ bị ép ăn dặm quá sớm cũng là một điều vô cùng tai hại. Nước canh xương có lượng dầu mỡ quá nhiều gây khó khăn trong việc tiêu hóa, hại cho lá lạch, dạy dày của trẻ. Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên làm những điều này trong quá trình cho trẻ ăn dặm:
- Thêm gia vị vào thức ăn:
Nhiều người già thường nói: “Ăn mặn giúp người ta khỏe hơn”. Do đó, họ hay có thói quen thêm gia vị vào thức ăn bổ sung của trẻ trong giai đoạn ăn dặm. Họ nghĩ rằng điều đó tốt cho sự phát triển thể chất nhưng thực tế, nó vô hình làm tổn thương lá lách và dạ dày của trẻ.
Tốt nhất không nên thêm bất kỳ loại gia vị nào như muối, bột ngọt, đường… vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi để không làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của thận.
Đặc biệt, một số cha mẹ thường thêm mật ong vào thức ăn cho con nhưng họ không biết rằng mật ong có chứa chất botulinum ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ, dễ gây nhiễm trùng, tiêu chảy và các vấn đề khác cho trẻ
- Lạm dụng nước trái cây, nước hầm xương:
Cha mẹ nào cũng hi vọng con cái mình được nuôi dưỡng tốt, những đồ ăn bổ, ngon đều muốn dành cho con từ thịt, trứng, trái cây, rau củ quả… Khi trẻ bắt đầu ăn dặm bổ sung, trẻ chưa thể nhai, nhiều cha mẹ ép trái cây, nước rau, nấu nước canh, hầm xương cho trẻ ăn. Nhưng thực tế, nước ép trái cây có lượng đường rất lớn gây khó khăn trong tiêu hóa, tăng áp lực lên lá lách và dạ dày. Các chất dinh dưỡng có trong thịt, xương rất khó hòa tan, dễ tích tụ gây khó tiêu cho trẻ.