Bé trai sau khi uống một ly nước này đã nằm ngất lịm ngay trên bàn và người nhà có lay gọi thế nào cũng không tỉnh dậy.
- Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa mẹ nên cho trẻ ăn trong ngày Tết
- Lời khuyên cực hữu ích cho các mẹ để con luôn ăn uống lành mạnh ngay cả trong dịp Tết ngập ngụa bánh kẹo
Cứ mỗi dịp đoàn viên, trên bàn của nhiều gia đình không thể thiếu thức uống có cồn là rượu giúp bầu không khí tiệc tùng thêm hưng phấn. Rượu mơ có lượng đường cao, mùi vị thơm ngon lấn át vị cay nồng của cồn nên dễ nhầm lẫn là nước trái cây. Các bậc phụ huynh phải để mắt đến trẻ và tránh cho trẻ uống rượu mơ. Bác sĩ Điền Tịnh, Trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh quân khu tại Thành Đô, cho biết bộ não của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, cho dù không bị ngộ độc rượu nhưng gây cản trở cho sự phát triển của hệ thần kinh, ảnh hưởng khả năng nhận biết và hành vi khiến trẻ trở nên đờ đẫn.
Bác sĩ Điền Tịnh bày tỏ lo ngại: "Nhiều loại rượu trái cây gia tăng thêm đường để làm dịu cảm giác cay nồng của cồn. Khi nhấm nháp có mùi vị rất giống nước trái cây, nhiều bậc phụ huynh do sơ suất nên quên mất thức uống đó vẫn là rượu, họ nghĩ rằng trẻ nhỏ uống cũng không sao".
Tại thôn Diệu Quan Đồn (Trung Quốc) xảy ra một sự việc là hồi chuông cảnh tỉnh với các bậc phụ huynh do không để mắt đến trẻ nhỏ. Tiểu Quân (5 tuổi) sau khi uống một ly nước màu đỏ đã nằm ngất trên bàn. Người nhà lay gọi nhưng em không tỉnh nên đưa vào phòng cấp cứu. Sau khi bác sĩ tích cực cứu chữa, em đã thoát khỏi cơn nguy kịch. Hóa ra thứ Tiểu Quân uống không phải là nước trái cây mà chính là rượu mơ.
Bác sĩ Điền Tịnh chỉ ra: "Trong bia, rượu gạo, cơm rượu, sâm banh có nồng độ cồn thấp, nhưng vẫn có cồn. Trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển, dạ dày còn non nớt, khả năng giải độc của gan và công năng bài tiết chất độc của thận chưa hoàn thiện. Khi trẻ uống rượu dễ ngộ độc rượu và dẫn đến bệnh về đường tiêu hóa. Đối với trẻ vị thành niên, bộ não đang trong giai đoạn phát triển, cho dù không ngộ độc rượu nhưng gây cản trở cho sự phát triển của hệ thần kinh, ảnh hưởng khả năng nhận biết và hành vi khiến trẻ trở nên đờ đẫn".
Bác sĩ Điền Tịnh cho biết: "Khi trẻ bắt đầu uống rượu, do không thể kiểm soát bản thân nên dễ dẫn đến đánh nhau, hút thuốc, lạm dụng các chất gây nghiện và kéo theo hàng loạt tệ nạn xã hội. Trẻ vị thành niên phụ thuộc vào rượu nhiều hơn so với người trưởng thành. Theo một báo cáo, trẻ trước 15 tuổi uống rượu, phụ thuộc vào rượu cao gấp 4 lần so với trẻ trước 21 tuổi uống rượu".
Bác sĩ Điền Tịnh nhắn nhủ: "Các bậc phụ huynh cần đặt thức uống có cồn tránh xa tầm tay trẻ nhỏ, cần có sự giám sát chặt chẽ khi trẻ vị thành niên sử dụng rượu".