Bà chăm 3 tháng cháu béo không nhận ra, mẹ nếm thử bình sữa liền tức tốc đưa đi viện

Chăm sóc con 17/11/2018 05:30

Em bé đã bị hoại tử ruột chỉ vì cách pha sữa bột sai lầm của người bà.

Sinh con xong không lâu, bà mẹ trẻ Xiaoli (người Quảng Đông, Trung Quốc) đã sớm phải quay lại đi làm. Đứa con mới sinh phải nhờ mẹ chồng ở quê lên sống cùng và chăm sóc.

Tại thời điểm này, đứa bé mới được 3 tháng tuổi. Sau khi đưa con nhờ mẹ chồng chăm giúp. chị Xaoli thấy em bé cân nặng tăng vùn vụt nhưng lại thường hay táo bón. Đặc biệt thời gian gần đây, em bé có biểu hiện lờ đờ, chán ăn, gương mặt kém hoạt bát, tươi tỉnh. Tại sao một đứa trẻ mới 3 tháng không ăn gì ngoài sữa lại hay táo bón?

Bà chăm 3 tháng cháu béo không nhận ra, mẹ nếm thử bình sữa liền tức tốc đưa đi viện - Ảnh 1

Mãi đến một ngày cuối tuần ở nhà, sau khi mẹ chồng pha sữa cho cháu bú, đứa trẻ bỗng ói như máy bơm, tay chân co giật. Chị Xiaoli cầm bình sữa, thấy nặng tay hơn bình thường nên liền mở ra nếm thử. Kết quả, bà mẹ trẻ đã choáng váng vì sữa quá đặc. Nghi ngờ có dấu hiệu bất ổn, chị Xiaoli liền tức tốc bế cả con cùng bình sữa đến bệnh viện.

Tại đây, sau chẩn đoán, bác sĩ đau lòng cho biết, con trai chị Xiaoli đã bị hoại tử ruột vì sữa. Vấn đề không phải vì sữa kém chất lượng mà là do sữa đã được pha sai công thức, đứa trẻ không thể hấp thụ, lâu dài lại khiến dạ dày hư hỏng.

Khi này, người bà mới ân hận cho biết, vì muốn cháu nhanh tăng cân, mỗi khi pha sữa cho cháu, bà thường cố tình bỏ thêm hơn 1 muỗng so với công thức chuẩn.

Bà chăm 3 tháng cháu béo không nhận ra, mẹ nếm thử bình sữa liền tức tốc đưa đi viện - Ảnh 2

"Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn non nớt, uống sữa quá đặc có thể khiến niêm mạc ruột của trẻ bị tổn thương, gây viêm ruột và có thể dẫn đến hoại tử ruột.

Khi tình trạng sử dụng sữa quá đặc kéo dài, trẻ sẽ có những triệu chứng như sốt, tiêu chảy ra máu... Nghiêm trọng hơn, điều này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Bên cạnh đó, thận của trẻ ở những năm tháng đầu đời còn rất yếu, việc sử dụng sữa quá đặc khiến cơ thể bị mất nước, và thận của trẻ phải làm việc nhiều hơn. Lâu dần, sẽ dẫn đến tình trạng suy thận.", bác sĩ giải thích.

Nghĩ lại thời gian ban đầu lên chăm cháu, mẹ chồng chị Xiaoli thường xuyên chê con trai chị không bụ bẫm bằng con cháu của một số người họ hàng dưới quê, cũng sinh cùng đợt. Chị Xiaoli lúc đó cũng thấy buồn bực nhưng nhanh chóng bỏ qua. Không ngờ, bà lại làm như vậy.

Bà chăm 3 tháng cháu béo không nhận ra, mẹ nếm thử bình sữa liền tức tốc đưa đi viện - Ảnh 3

Một lỗi sai khi pha sữa cho cháu của người bà khiến đứa bé hay nôn trớ cũng được bác sĩ chỉ ra. Đó là bà dau khi pha xong đã lắc sữa quá mạnh tay với suy nghĩ làm vậy sữa sẽ tan hết nhanh và kỹ. Tuy nhiên, hành động này sẽ tạo ra rất nhiều bong bóng trong sữa. Khi trẻ uống phải sữa có nhiều bong bóng sẽ dẫn đến đầy hơi, nấc, trớ.

"Cách pha sữa tốt nhất là sau khi thêm nước, sữa bột theo đúng tỷ lệ, mẹ dùng thìa khuấy thật nhẹ nhàng theo một chiều nhất định.", bác sĩ tiết lộ.

Có 2 hành vi của cha mẹ khiến trẻ chậm nói, cần phải sửa ngay không hối chẳng kịp

Cách tương tác của cha mẹ với con mới là nguyên nhân chính quyết định trẻ chậm nói hay không chứ không phải vấn đề sinh lý.

TIN MỚI NHẤT