Phải làm sao để con có một sức đề kháng hoàn hảo chống chọi lại với bệnh tật? Bố mẹ luôn bảo vệ con trong vòng tay có phải là cách? hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
- Bà Đẻ uống cật lực 10 loại nước MÁT LÀNH trong tháng Ở CỮ, sữa vừa THƠM ĐẶC QUÁNH vừa nhiều chất dinh dưỡng
- Những điều đơn giản khiến chồng cảm động rơi nước mắt, vợ nên làm thường xuyên để giữ lửa hôn nhân
1. Nuôi con bằng sữa mẹ
Khi ra đời, bé cần được cho bú mẹ ngay vì những giọt sữa đầu tiên (sữa non) có nhiều chất giúp nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp bé tránh được đáng kể những bệnh như viêm tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, viêm đường tiết niệu và chứng đột tử trẻ sơ sinh.
Trong trường hợp điều kiện không cho phép thì cũng cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 2 hay 3 tháng đầu để tăng cường hệ miễn dịch cho bé - vốn đã bắt đầu hình thành khi con ở trong bụng mẹ.
2. Cho trẻ “da tiếp da” với mẹ hoặc bố
Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp “da tiếp da” hay còn gọi là “kangaroo care” (ôm trẻ sơ sinh không mặc quần áo trên ngực hoặc trên bụng trần của người mẹ) ở thời điểm những tuần đầu sau sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe trẻ, trong đó có việc giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Sở dĩ có được điều này là do trong quá trình da tiếp da (từ mẹ hoặc từ bố), bé có thể làm quen và tiếp xúc với những lợi khuẩn từ bố mẹ, từ đó giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
3. Hiểu rõ HMO - dưỡng chất vàng giúp tăng cường sức đề kháng
Mẹ thường tự hỏi, tại sao cho trẻ bú mẹ lại có sức đề kháng tốt? Câu trả lời là: trong các thành phần hoàn hảo của sữa mẹ như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất, carotenoid… còn có một dưỡng chất vàng - được xem là “người hùng thầm lặng” giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho trẻ.
Dưỡng chất ấy mang tên HMO (viết tắt của Human Milk Oligosaccharides). Trước tiên, HMO là thức ăn nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, nơi chứa tới 70% hệ miễn dịch của trẻ. Điều độc đáo là các vi khuẩn có hại lại không thể “ăn” được HMO. Đây là một sự chọn lọc của tạo hóa, giúp HMO trở nên rất hữu ích trong việc nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
HMO là đại dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và carbohydrate. Ngoài vai trò chính là thức ăn cho vi khuẩn có lợi, HMO còn đóng một vai trò quan trọng khác: Chúng hoạt động như mồi nhử cho các tác nhân gây bệnh bám vào, ngăn các tác nhân gây bệnh bám trực tiếp vào các thụ thể tế bào, từ đó tránh cho trẻ khỏi nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến nhiều bệnh tật.
Không chỉ vậy, điều đặc biệt về HMO là chúng cũng được hấp thụ vào máu. Đây là cách chúng hỗ trợ hệ miễn dịch ngoài đường ruột.
Hiểu được 3 vai trò đặc biệt này, các chuyên gia khuyên mẹ cần nỗ lực duy trì nguồn sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời của trẻ, để bổ sung lượng HMO đầy đủ cho trẻ.
4. Không tùy ý dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh chỉ có thể điều trị những bệnh gây ra do vi khuẩn, trong khi, theo các chuyên gia thì "phần lớn những bệnh của trẻ nhỏ đều do virus gây ra". Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng "nhờn" thuốc, khiến cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh. Vì vậy, khi trẻ bị ốm, các bậc phụ huynh đừng cố thuyết phục bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh hay tùy ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống.
5. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với động vật
Chơi với một vật nuôi an toàn trong gia đình (ví dụ như chó) có tác dụng với sức khỏe miễn dịch tổng thể, giúp đa dạng hóa các loại vi khuẩn trong đường ruột của trẻ. Thực tế các nghiên cứu đã cho thấy, những tương tác an toàn với vật nuôi có thể thay đổi thành phần và sự đa dạng của hệ vi sinh trong đường ruột của trẻ. Dĩ nhiên bạn phải đảm bảo yếu tố an toàn và chọn độ tuổi thích hợp cũng như có mức độ tiếp xúc dần dần cho trẻ với vật nuôi.
6. Để trẻ được chơi đùa ngoài trời
Hãy khuyến khích trẻ chơi và khám phá thế giới bên ngoài, điều này có thể giúp bé tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn, từ đó giúp hệ miễn dịch được tập luyện nhiều hơn và hoàn thiện hơn. Bạn chỉ cần đảm bảo trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi ngoài trời, sau khi đi vệ sinh, trước bữa ăn hay khi trẻ bị ốm.Giờ thì bạn có thể yên tâm hệ miễn dịch của trẻ được phát triển tối ưu trong giai đoạn đầu đời, mang đến những lợi ích cho trẻ hiện tại cũng như lâu dài về sau.
7. Tiêm chủng đầy đủ
Tiêm chủng vaccine phòng ngừa các dịch bệnh rất cần thiết, đặc biệt là trẻ em để tạo hệ miễn dịch cho cơ thể. Thậm chí hệ miễn dịch khoẻ mạnh và nghiêm chỉnh cũng có thể chịu thua virus cúm, SARS.== Hệ miễn dịch của cơ thể chỉ nhanh chóng và tiêu diệt có hiệu quả những kẻ thù đã biết và quen mặt, nên tiêm phòng cho trẻ theo đúng lịch nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc và tử vong.
8. Bổ sung vitamin và vi khoáng
Cơ thể cần trẻ cần được cung cấp đầy đủ các hợp chất dinh dưỡng khác nhau, nhất là một số vitamin và vi khoáng hàng ngày như: Đồng, Kẽm, Axit folic, vitamin A…để tăng cường hệ miễn dịch.
9. Hình thành thói quen ngủ tốt
Thiếu ngủ khiến trẻ dễ bị ốm hơn, do bị giảm các tế bào xung kích tự nhiên - vũ khí của hệ miễn dịch có tác dụng tấn công vi khuẩn và các tế bào ung thư. Do vậy, cha mẹ nên hỗ trợ và giúp trẻ sớm hình thành thói quen ngủ đủ giấc và năng vận động.
Thông thường, khoảng thời gian ngủ chuẩn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ: trẻ sơ sinh cần ngủ 18 tiếng/ ngày, trẻ ở tuổi tập đi thì 12-13 tiếng và trẻ trước độ tuổi đến trường cần ngủ khoảng 10 tiếng.