Mùa đông bé rất hay bị ho, sổ mũi, trước khi dùng đến thuốc, mẹ có thể thử một số mẹo đơn giản dưới đây.
- Hy hữu đi đẻ mới 30 giây chưa kịp hít thở, con đã ra ngoài, lại không khâu 1 mũi nào
- Mổ đẻ trúng đầu thai nhi phải khâu 6 mũi, bác sĩ vẫn thản nhiên “không nghiêm trọng”
Thời tiết chuyển mùa là thời điểm các bé dễ mắc các bệnh đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến trình trạng này như dị ứng, ngạt mũi sơ sinh, cảm lạnh,...
Nhiều mẹ cứ thấy con ho, nghẹt, chảy nước mũi sẽ tìm đến các loại thuốc kháng sinh. Nếu bệnh do virus gây ra thì việc dùng thuốc là vô hiệu. Các bác sĩ nhi và chuyên gia y khoa cũng cảnh báo thuốc chữa sổ mũi cũng có nhiều tác dụng phụ đối với trẻ em. Nếu bé mới bị sổ mũi chỉ cần dùng một số mẹo nhỏ là khỏi, không cần dùng đến thuốc đâu các mẹ nhé!
Dùng nước muối sinh lý
Vệ sinh mũi bé hằng ngày bằng nước muối sinh lý sẽ giúp ngăn ngừa sổ mũi. Nước muối có khả năng làm loãng chất nhờn giúp bé dễ chịu hơn. Đồng thời, sau khi nhỏ mũi cho bé, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy. Phương pháp điều trị đơn giản này sẽ giúp bé hô hấp dễ dàng hơn.
Tắm nước ấm
Tắm nước ấm cũng là một cách trị sổ mũi cho bé hiệu quả. Hơi nước sẽ giúp chất lỏng loãng ra và giúp bé hô hấp bình thường. Nếu bé trên 2 tuổi, mẹ có thể thêm một hoặc hai giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc hoa oải hương vào nước tắm
Nước vo gạo và rau diếp cá
Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, nhớ phải đun sôi lên không trẻ khi uống rất dễ trẻ bị tiêu chảy. Đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.
Dùng tinh dầu bạc hà
Nếu trẻ bị khó thở, hãy thoa lên ngực tinh dầu bạc hà hoặc nhỏ vài giọt dầu bạc hà lên quần áo hoặc gối khi ngủ, ban đêm, hãy khuyến khích trẻ hít vào các khói xông bốc lên từ tô nước nóng bốc lên từ tô nước nóng có hòa tan các tinh thể bạc hà. Hãy đặt cái tô lên một mặt bằng an toàn và trùm kín cả cái tô lẫn đầu trẻ bằng cái khăn để tinh dầu bạc hà có được tác dụng tối đa.
Giữ ấm cho trẻ
Giữ ấm và vệ sinh cơ thể cho bé bằng nước ấm vào mùa Đông. Hạn chế để bé tiếp xúc với không khí lạnh thường xuyên để bệnh sổ mũi có bé trở nên nặng hơn. Để tránh bé bị ngạt mũi khó chịu trong giấc ngủ đêm, mẹ nên kê cao đầu bé để giúp ngăn ngừa nước mũi chảy ngược vào trong.
Thông thường, trẻ không cần gặp bác sĩ khi bị sổ mũi. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ như:
- Trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày
- Có những triệu chứng cúm kèm theo đau ê ẩm người, nôn ói,...
- Nghi ngờ dị vật lọt vào mũi
- Có triệu chứng sổ mũi do dị ứng