Khi thấy con mình có những biểu hiện lạ như một bên mũi không thông, nhỏ thuốc cũng không vào, chị Yến đã quyết định kiểm tra xem có gì bất thường không thì phát hiện 1 vật thể lạ đang nằm sâu trong mũi của bé.
- 3 sai lầm khi cho con uống sữa 99% các bà mẹ mắc phải khiến sữa mất chất, hại cho sức khỏe của bé
- Những căn bệnh trẻ thường gặp nhưng cha mẹ không nên chủ quan kẻo biến chứng nguy hiểm
Chuyện trẻ con nghịch ngợm, hiếu động thì có lẽ chẳng ai lạ gì, chúng có thể chạy nhảy khắp mọi nơi và tò mò nghịch ngợm mọi thứ. Thậm chí nghịch thôi chưa đủ, có lúc các bé còn khiến cha mẹ sợ hãi đến thót tim khi trong mồm, mũi đột nhiên xuất hiện những dị vật lạ lùng mà không ai hiểu các bé nghịch như nào mà nhét vào được. Đó cũng chính là trường hợp mà chị Nguyễn Hải Yến, 29 tuổi (đến từ Hà Nội) gặp phải.
Theo như chị Yến chia sẻ, chị đột nhiên thấy con mình bị ngạt mũi 3 hôm liền mà lại chỉ bị đúng 1 bên, khi nhỏ thuốc mũi cho con cũng bị tắc không vào được. Điều này khiến chị vô cùng lo lắng và quyết định kiểm tra xem thế nào, thì đúng lúc ấy chị phát hiện ở vách ngăn mũi của con có 1 dị vật đang thập thò, điều này khiến chị vô cùng sốc. Nguyên văn câu chuyện được chị tường thuật lại như sau: "Mấy hôm nay tự dưng thấy con bị sổ mũi nhẹ, hắt xì, tuy nhiên cũng không sốt hay ho hắng gì cả.
Con ngạt mũi mãi không khỏi, mẹ Sài Gòn kinh hãi khi thấy dị vật này liên tiếp chui ra từ mũi con
Mình liền đè ra rửa mũi như mọi lần thì thấy chỉ có duy nhất 1 bên thông, còn 1 bên tắc cứng, nhỏ nước muối vào toàn không thông qua được. Lúc đó chỉ nghĩ con bị ngạt, chứ vẫn thấy hô hấp con không đáng lo ngại, vui chơi nhanh nhẹn, ăn vẫn trâu như thế.
Tuy nhiên đến hôm nay là ngày thứ 3 mình vẫn thấy con thở ngạt ngạt kiểu không thông mũi mà sao chỉ bị đúng 1 bên. Ngó vào thì ối trời ơi có cái gì đang mắc ở tận trong chỗ vách ngăn, thập thò thập thò.
Mình lấy nhíp tự rút nhưng con cứ khóc thét xong lại hít sâu làm nó tọt vào, cứ thế thò ra tụt vào. Mình sợ con khóc hít mạnh lại tắc luôn đường thở thế là đành cho vào viện gấp. Vào đến viện Nhi chui thẳng vào khoa dịch vụ nên chờ tầm 15 phút đến lượt, mãi mới gắp được ra 1 cái mắt con gì đó ( ếch, voi....). Nhìn cái mắt cũng to dã man mà không hiểu sao nó nhồi được vào lỗ mũi. Sợ bạt vía cả mẹ lẫn con.
Bác sĩ bảo để lâu quá sẽ viêm, hóa mủ xanh ra thì khổ lắm. Có những bạn lấy ra dị vật còn có mùi hôi thối cơ".
Điều khiến chị Yến vô cùng sợ hãi đó chính là bé Tấm, con gái chị, không hề có biểu hiện gì bất thường cả, bé vẫn vui chơi, ăn uống như bình thường, chính chị cũng không biết sự việc xảy vào lúc nào và bé chơi gì trước đó. Chỉ đến khi thấy con bị tắc mũi và kiểm tra thì chị mới phát hiện ra điều kinh dị này: "Bé vừa đi học, ở nhà thì chơi với anh trai mới 4 tuổi, cả 2 đều bé như nhau. Đi lớp thì mình không kiểm soát được, bé chỉ bị chèn dị vật 1 bên mũi nên vẫn còn thở được 1 bên, và có thể thở bằng miệng nếu ngạt quá nên mình không để ý mấy. Nghĩ là con sổ mũi thì ngạt mũi thôi vì là đang mùa dịch bệnh hô hấp mà.
Sau khi móc ra rồi thì đến lớp hỏi cô, cô cũng bảo đấy là cái mắt dán để các con tập dán hình ở giờ thực hành. Không rõ con lấy ở đâu, nhưng đấy cũng là đồ học cụ để phục vụ học tập thôi".
Kể từ sau khi vụ việc xảy ra, chị Yến cũng đã có những biện pháp bảo vệ để tránh cho con mình gặp tai nạn này lần nữa. Chị đã gặp và nói chuyện với cô giáo cũng như không quên dặn dò người nhà cẩn thận hơn: "Mình có gặp cô giáo để đề cập đến việc hạn chế cho dùng mấy đồ nhỏ bé như này, nếu có phải dùng để học tập thì phải chú ý sát sao, vì không chỉ cho vào mũi mà các bé mà nuốt vào họng và hóc thì cũng nguy hiểm. Ở nhà thì mình dặn người nhà, rồi mấy cái nhỏ nhỏ như cục pin, khuy áo.... cũng cất gọn lên cao khỏi tầm tay hoặc không dùng thì bỏ đi chứ tuyệt đối không vứt bừa bãi nữa".
Bên cạnh đó chị Yến cũng không quyên nhắn nhủ các bậc cha mẹ khác 2 điều để con cái tránh rơi vào trường hợp như bé Tấm ở trên đó là: "Thứ nhất là cha mẹ nên chú ý và loại bỏ những vật nhỏ không cần thiết trong nhà, nếu cần dùng thì để lên cao khỏi tầm tay trẻ nhỏ. Thứ 2 là cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra tai mũi họng cho các con, vừa để vệ sinh, vừa để phát hiện sớm dị vật nếu có, vì trẻ nhỏ hay nhét đồ chơi vào tai và mũi lắm".
Để hạn chế những tai nạn như này xảy ra, bố mẹ hãy lưu ý những điều sau:
- Rà soát tất cả đồ chơi trong nhà để xem có phù hợp với lứa tuổi của bé hay không.
- Luôn chú ý quan sát trong lúc các bé đang chơi đùa. Cha mẹ nên dạy bé nhận thức được việc nhét đồ vật vào tai hay mũi mình là việc xấu và bé không được làm thế.
- Luôn chú ý quan sát bé có gì thay đổi bất thường không?
- Hỏi han con xem có khó chịu gì sau khi đi học về hay đi chơi về hay không?