Khóc được dán nhãn là một hành vi tiêu cực. Bố mẹ để con khóc là không biết nuôi dạy con, để con hư, nhõng nhẽo. Cảm giác là ông bố bà mẹ tồi ập đến và bạn tìm mọi cách để dỗ con nín khóc.
- Bỏ túi những phương pháp dạy con ngoan mà không cần quát mắng hay đòn roi
- 'Sự kỳ diệu khi chúng tôi dạy con hình ảnh, thay vì chữ'
Đối với cha mẹ, khóc một trong những thời điểm căng thẳng nhất trong hành trình nuôi dạy con cái. Nhiều phụ huynh cảm thấy rất stress khi con quấy khóc và tìm mọi cách để dỗ con nín khóc ngay lập tức.
Trong cuốn sách "The Aware Baby" (Tạm dịch: Nhận biết về trẻ sơ sinh) được viết bởi nhà tâm lý học Aletha Solter Ph.D, đã giải thích rằng việc khóc không chỉ là cách các em bé muốn đáp ứng nhu cầu của chúng, nó cũng là một quá trình giúp trẻ bớt căng thẳng và khó chịu. Solter nói: "Điều quan trọng là phải phân biệt được hai chức năng chính của việc khóc. Chức năng chính là nhu cầu giao tiếp và bé đang cảm thấy khó chịu. Nhưng "giải mã" tín hiệu này không phải điều dễ dàng, nhất là nếu bạn mới lần đầu làm cha mẹ. Không phải lúc nào bé cũng khóc vì đói hay tã bị dơ, bé có thể khóc vì muốn được ôm ấp hoặc ngược lại vì muốn được nghỉ ngơi".
Trong nước mắt có chứa cortisol, hormone căng thẳng và nghiên cứu cho thấy rằng khóc làm giảm huyết áp và nhịp tim. Khóc cũng kích hoạt hệ thần kinh giao cảm hoạt động như một cơ chế tự làm dịu cảm xúc. Nước mắt chứa lysozyme, một chất kháng khuẩn tự nhiên có thể tiêu diệt khoảng 90-95% vi khuẩn trong 5-10 phút. Theo Huffington Post, chức năng cơ bản của tuyến lệ đó là bảo vệ đôi mắt, giúp tăng cường thị lực. Không chỉ có tác dụng rửa nhãn cầu mắt và mí mắt, nước mắt còn ngăn sự mất nước của niêm mạc.
Cho rằng một em bé có thể bị "căng thẳng" nghe có vẻ kì lạ, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh, mọi thứ đều rất mới mẻ và ngay cả những việc như ta mặc áo cho bé hay ngồi trên xe hơi cũng có thể gây "căng thẳng". Tiếng khóc của trẻ sơ sinh là một trong những cách mà chúng muốn giao tiếp và có những ý nghĩa khác nhau.
Ngoài ra vẫn còn có những lý do khác lý giải hành vi khóc ở trẻ. Nhà tâm lý học Michael Appleton nói rằng "chúng ta có một điểm mù văn hóa về ảnh hưởng của việc sinh em bé, điều này gây khó khăn cho con và ảnh hưởng đến các bà mẹ". Một số yếu tố khác như can thiệp y tế sớm có thể gây đau cho trẻ và khiến chúng khóc nhiều hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bà mẹ trong thời gian mang thai bị căng thẳng thì đứa trẻ sẽ khóc nhiều hơn.
Không có lý do nào trong số này là lỗi của cha mẹ, hoặc liên quan đến kỹ năng nuôi dạy con cái của họ, nhưng vì những thông tin này không được biết đến rộng rãi, nhiều phụ huynh đã cảm thấy rất mệt mỏi và đổ lỗi cho bản thân. Một bà mẹ tâm sự: "Tôi đã không chuẩn bị gì để sẵn sàng cho những tiếng khóc của con trai tôi và không hề nghĩ rằng khi mang thai mà khóc thực sự làm hại đến con. Trên thực tế, thằng bé đã không thể chịu đựng trong nhiều giờ liền đan xen với sự lo lắng của tôi, đó là bệnh trầm cảm sau sinh. Tôi đã lo rằng tiếng khóc của bé sẽ hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ của chúng tôi và tôi không thể dỗ dành nó, tôi không phù hợp làm mẹ thằng bé".
Bất cứ bà mẹ nào nghe tiếng con khóc là lo lắng, bồn chồn, căng thẳng, không vui và muốn làm mọi cách để em bé nín ngay và luôn, bởi chính chúng ta không chịu được cảm xúc đó. Chúng ta làm thế vì chúng ta chứ không phải vì trẻ. Hậu quả là trẻ bị tước cơ hội thể hiện cảm xúc của mình, vượt qua được cảm xúc của mình, xả stress rồi trở lại trạng thái cân bằng.Em bé cần học kỹ năng vượt qua các cảm xúc tiêu cực để thực hành cho cả cuộc đời. Kể cả với các em bé sơ sinh bà mẹ cũng được hướng dẫn không ngay lập tức bế em bé lên khi khóc mà phải tìm hiểu nguyên nhân hay nhu cầu rồi trao đi đúng cái em bé cần.
Khóc được dán nhãn là một hành vi tiêu cực. Bố mẹ để con khóc là không biết nuôi day con, để con hư, nhõng nhẽo. Cảm giác là ông bố bà mẹ tồi ập đến và bạn tìm mọi cách để dỗ con nín khóc.
Điều quan trọng cần lưu ý là nếu con khóc quá nhiều thì có thể khóc là dấu hiệu của một vấn đề nào đó về cơ thể như dị ứng hoặc vấn đề về tiêu hóa. Khi các con khóc, chúng ta nên kiểm tra những nhu cầu thiêt yếu của chúng. Nếu chắc chắn rằng tất cả các nhu cầu của con đã được đáp ứng nhưng con vẫn khóc thì nên ôm con trong vòng tay, vỗ về, an ủi, để con cảm nhận được sự an toàn, yêu thương và nâng niu từ cha mẹ.
Không phải tất cả cha mẹ đều là hoàn hảo, chúng ta chỉ cần có mặt ở đó lắng nghe trẻ khi chúng muốn thể hiện cảm xúc. Mọi thứ đều bắt nguồn từ bạn. Từ chính kiến thức về con, kiến thức về chính mình. Bạn nắm giữ hạnh phúc của mình, của gia đình mình trong đó có con mình.