Đây là những sai lầm của bố mẹ khi dạy con, nhưng dường như ai cũng nghĩ là đúng đắn cho đến khi trẻ trở nên hư hỏng mới cảm thấy hối hận.
- Chuyên gia Stanford chỉ tên kỹ năng số 1 cha mẹ bỏ quên khi dạy con
- Đừng bỏ qua quan điểm “5 không trách, 6 không mắng” khi con phạm lỗi, đây mới là bí quyết bố mẹ dạy con khéo
Có những cách dạy con phổ biến tưởng chừng đúng đắn nhưng là sai lầm tai hại của bậc phụ huynh. Dưới đây là những sai lầm của bố mẹ khi dạy con cần lưu ý.
1. Làm con thì phải nghe lời bố mẹ
“Bố mẹ nói thì phải nghe chứ” hầu như là câu cửa miệng của bất cứ người bố, người mẹ nào. Nhưng bố mẹ có nghĩ rằng cứ bắt ép con theo khuôn khổ của một người khác thì sẽ cản trở tương lai của con hay không?
Tiến sĩ Laura Markham (người Úc) cho biết một đứa trẻ ngoan ngoãn khi lớn lên nhất định trở thành một người lớn ngoan ngoãn. “Ngoan ngoãn” ở đây có nghĩa là thụ động, không biết cách bảo vệ ý kiến của mình và luôn bị người khác chi phối.
Vì thế, dạy con đúng cách là thay vì bắt ép con nghe lời răm rắp, hãy dạy con biết cách nói “không” và biết cách thể hiện ý kiến của mình.
2. Con không được đánh nhau và không được đánh lại bạn
Nếu bố mẹ cố gắng nhồi nhét vào đầu con rằng trong mọi trường hợp, dù có bị xúc phạm thì cũng nên “dĩ hòa vi quý”, con sẽ học được cách im lặng và chịu đựng trong mọi hoàn cảnh.
Các nhà tâm lý học khuyên phụ huynh nên dạy cho con biết bản thân có quyền bảo vệ chính mình. Nói như vậy không có nghĩa ai làm gì con, con đối xử với họ tương tự. Phương pháp dạy con đúng đắn ở đây là chỉ cho con cách tự đứng lên, bảo vệ bản thân để không thua thiệt dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
3. Việc của con là học, còn những việc khác cứ để bố mẹ lo
Đây là câu nói quen thuộc của các bậc làm cha làm mẹ. Tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm khi dạy con. Nếu con chỉ biết học, được bao bọc thái quá, con mãi chỉ là một đứa trẻ trong hình hài một người lớn. Hơn nữa, so với những kiến thức sách vở, những kỹ năng sống còn quan trọng hơn gấp bội.
Vì thế, dạy con đúng đắn là hãy để con vừa học vừa trải nghiệm và biết cách chịu trách nhiệm với những hành động của mình.