Nếu trẻ đang trong 3 độ tuổi này, mẹ nên bình thản vì con bướng là... đúng rồi!
- Mẹ 3 con chia sẻ kinh nghiệm dạy con làm việc nhà từ khi 2 tuổi
- 7 quy tắc nuôi dạy con nghiêm ngặt đến lạ đời của các ngôi sao nổi tiếng
Mỗi đứa trẻ đều phải trải qua 3 giai đoạn “khủng hoảng tâm lý” sau:
- Giai đoạn 1: 2-3 tuổi (Khủng hoảng tuổi lên 3)
- Giai đoạn 2: 7-9 tuổi
- Giai đoạn 3: 12-18 tuổi (Tuổi teen)
Khi trẻ đang thuộc một trong những giai đoạn “khủng hoảng tâm lý” nêu trên thì thường có cá tính khá mạnh và cái tôi khá lớn. Con luôn làm những điều ngược lại với mong muốn của cha mẹ, thể hiện cái tôi của mình mọi lúc mọi nơi và muốn chứng tỏ mình “khác người”.
Không nghe lời, bồng bột, cãi lời bố mẹ là những biểu hiện tâm lý hết sức bình thường. Chúng ta nên biết rằng, không có đứa trẻ nào là không trải qua giai đoạn này, hơn nữa, các con cần nhận được sự cảm thông và chia sẻ và tôn trọng từ phía cha mẹ trong giai đoạn nhạy cảm này. Vậy thì chúng ta phải làm gì để cùng con chung sống hòa bình trong giai đoạn này?
1. Phải "tâm bất biến" giữa tiếng khóc của con
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, không đứa trẻ nào khóc mà không có mục đích (lý do), khi đạt được mục đích rồi thì ắt hẳn trẻ sẽ nín. Nếu chúng ta ngay lập tức dỗ dành, thỏa hiệp và đáp ứng nhu cầu của trẻ, trẻ sẽ được dịp nghĩ rằng: “Khóc là vũ khí lợi hại để “khống chế” bố mẹ”. Khi bạn đã đưa ra những lời thỏa hiệp khiến trẻ nín, lúc đó trẻ sẽ lại được đà tiếp tục đưa ra thêm nhiều yêu sách và chúng nghĩ rằng: “Bố mẹ có nghĩa vụ phải đáp ứng những yêu sách đó”.
Một chuyên gia giáo dục con cái người Anh đã từng nói: “Nếu bạn để cho trẻ biết được rằng, mọi yêu cầu của chúng (dẫu là vô lý) đều được đáp ứng một cách vô điều kiện và việc chúng không nghe lời cũng không phải chịu bất cứ hậu quả hay hình phạt nào, điều này sẽ khiến cho trẻ ngày càng cứng đầu, ngỗ ngược, không nghe lời và chúng sẽ được đà tiếp tục như vậy trong những lần sau”.
Nếu trẻ ăn vạ, khóc lóc khi bất cứ yêu cầu, nguyện vọng nào của chúng bị từ chối thì phụ huynh phải hết sức bình tĩnh, tuyệt đối không nên vì xót con mà chấp nhận đầu hàng, phải hết sức nghiêm túc tỏ thái độ đúng đắn đối với trẻ.
2. Nói chuyện bình đẳng với trẻ như hai người bạn thay vì gào lên
“Mỗi khi mẹ quát tôi, tôi cảm thấy toàn thân rụng rời, đầu óc như mất hồn mất vía…”, đây là một câu trích dẫn trong một cuốn sách nổi tiếng của Đức “Người mẹ chỉ biết quát, mắng khi tức giận”, đó là lời tâm sự của một chú chim cánh cụt sau khi bị mẹ quát, mặc dù là nội dung câu chuyện có chút hư cấu thái quá thế nhưng trong thực tế, chúng ta đã làm trẻ bị tổn thương khi quát, mắng chúng.
Một nhà tâm lý người Mỹ lại làm một cuộc khảo sát khác, nếu chúng ta bật đoạn ghi âm giọng điệu của một bà mẹ khi quát mắng con với volume khoảng trên dưới 85 cho 10 đứa trẻ từ 7 đến 10 tuổi nghe, sau đó yêu cầu những đứa trẻ viết ra nội dung đoạn đối thoại với cha mẹ vừa rồi, kết quả chỉ có 13.3% trên tổng số trẻ được hỏi trả lời đúng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: “Quát, mắng không có tác dụng gì với trẻ, âm lượng càng lớn thì sẽ càng dễ làm trẻ mất tập trung và ngược lại, nếu bạn góp ý thẳng thắn với trẻ như kiểu góp ý chân thành giữa những người bạn thì trẻ sẽ chăm chú lắng nghe hơn, khiến cho việc giáo dục con trở nên có hiệu quả hơn”.
Khi một đứa trẻ tự bản thân mình tự nhận thức ra được lỗi lầm của mình và chủ động nhận lỗi thì đồng nghĩa với việc bố mẹ không phải ra sức quát mắng; đối với một đứa trẻ sau khi bị quát mắng, phê bình nhưng vẫn không tự phát hiện ra lỗi lầm của mình, trong đầu chúng chỉ ám ảnh những lời trách móc và chỉ trích của cha mẹ.
3. Thay từ "Không" bằng cách nói khác hiệu quả hơn
Khi đối diện với một đứa con ngỗ ngược, không nghe lời, phản ứng đầu tiên của những người làm cha làm mẹ sẽ là làm thế nào để dạy dỗ con, nếu nói ngon nói ngọt không ăn thua thì nhiều bậc phụ huynh sẽ quát mắng con thậm chí là “khống chế” bằng đòn roi.
Sẽ có hai tình huống xảy ra:
Đối với những đứa trẻ ngoan ngoãn và biết nghe lời, bố mẹ bảo gì con làm nấy, một tình huống khác đó là đối với những đứa trẻ cá tính mạnh thì luôn luôn tìm cách để thể hiện cá tính của mình mọi lúc mọi nơi.
Đối với một đứa trẻ, khi tự mình trải nghiệm và thất bại thì con mới tự cảm nhận được cảm giác thành công hay thất bại, có như vậy thì con mới có nhiều cơ hội để trưởng thành. Ví dụ như bạn đã nói biết bao nhiêu lần với con là không được sờ vào bóng điện nóng ở trong phòng, thậm chí đã dùng cả vũ lực để “đe dọa” nhưng vẫn không có tác dụng gì.
Vì vậy, khi trẻ muốn làm việc gì thì không nên vội từ chối trẻ , trong điều kiện và hoàn cảnh cho phép và đảm bảo rằng không thể gây thương tích hay ảnh hưởng đến người khác thì chúng ta có thể yên tâm để con làm những việc mà con muốn.
Chúng ta nên hạn chế nói những câu nói như: “Con không được…”, “Con phải…”... những lời nói như vậy trẻ tạo ra tâm lý phản kháng, đối phó.
Thay vì kiểm soát con bằng lời nói thì chúng ta hãy đặt ra những nội quy, khuôn khổ đối với trẻ sau đó để trẻ tự thực hiện những việc mà con muốn trên cơ sở tuân thủ nội quy mà mẹ đã đặt ra.
Ví dụ như: “Ăn cơm xong con mới được đứng dậy”, “Hàng ngày, chúng ta sẽ lên giường vào lúc 8h, mẹ sẽ đọc cho con 1 câu chuyện trước khi ngủ”, “Học bài xong mới được xem ti vi”… Chúng ta cũng nên biết rằng, ngỗ ngược và bướng bỉnh không phải là sai ở trẻ, nó phụ thuộc rất nhiều vào sự tuơng tác trong lời nói cũng như trong hành động giữa bố mẹ và trẻ.