Trẻ hay bị đánh đòn dễ trầm cảm, hung hăng hơn và đây là 2 cách xử lý hay cho cha mẹ

Bài học làm mẹ 04/02/2018 13:24

Hãy đọc, suy ngẫm những tác hại khôn lường của việc đánh đòn trẻ và rất có thể bạn sẽ không bao giờ dám đánh con nữa.

Có thể bạn thỉnh thoảng phải đánh con vì những lúc trẻ cư xử chưa ngoan, có thể bạn không làm như vậy. Cũng có thể chính bạn đã bị bố mẹ đánh khi còn nhỏ như một hình thức phạt, hoặc cũng có thể không phải là vậy. Nhiều người vẫn tin rằng đánh đòn hầu như không ảnh hưởng gì đến con cái của họ - bởi sau tất cả, bạn cũng là vì chỉ muốn tốt cho con, phải không?

Thế nhưng, sự thật lại không hải như vậy. Nghiên cứu cho thấy rằng đánh đòn có thể tác động tiêu cực cho đến khi chúng ta đã trưởng thành, đặc biệt là đến các mối quan hệ.

Hậu quả của việc đánh đòn kéo dài đến khi trưởng thành

Trẻ hay bị đánh đòn dễ trầm cảm, hung hăng hơn và đây là 2 cách xử lý hay cho cha mẹ - Ảnh 1
Mặc dù có đến 81% người Mỹ tin rằng đôi khi đánh đòn con thì không sao cả, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ vẫn cảnh báo không nên đánh đòn trẻ em. Một số quốc gia thậm chí còn ban lệnh cấm.

Nhưng có thực sự đánh đòn có tồi tệ đến mức đó? Theo Tạp chí Time, "các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ em bị đánh đòn thường xuyên có chỉ số IQ thấp hơn, hung hăng hơn, và có nguy cơ lạm dụng ma túy và rượu nhiều hơn.... đánh đòn còn dẫn tới việc sản sinh ra các hormon gây căng thẳng cao hơn, điều này khiến trẻ khó có thể đối diện với những căng thẳng khác. Không chỉ vậy, đánh đòn cũng có tác động xấu đến hệ thống miễn dịch.

Trẻ em bị đánh đòn thường có nhiều khả năng trở thành những người có xu hướng bạo lực sau này. Bởi vì họ được dạy rằng khi một người lớn hơn họ không chấp nhận một hành động nào đó, một số hình thức bạo lực sẽ được sử dụng để ngăn chặn. Điều đó có thể leo thang thành bạo lực gia đình và lạm dụng trẻ em.

Đánh đòn trẻ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những kiến thức về các xây dựng và duy trì các mối quan hệ sau này trong cuộc sống. Các mối quan hệ với người lớn khi còn nhỏ hình thành cách chúng ta học cư xử với những người xung quanh", tạp chí The Atlantic cho biết. Vì vậy, khi một đứa trẻ bị đánh, điều đó có nghĩa là bố mẹ đã đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ về cách trẻ nhận thức về các mối quan hệ và do đó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng với những người khác khi còn nhỏ và suốt tuổi trưởng thành.

Trẻ hay bị đánh đòn dễ trầm cảm, hung hăng hơn và đây là 2 cách xử lý hay cho cha mẹ - Ảnh 2
Những trẻ bị đánh đòn dễ bị trầm cảm và hung hăng hơn (Ảnh minh họa).


Lý do là bởi trẻ sẽ quan sát thấy cách người lớn đối mặt với những tình huống tiêu cực đó là nổi giận hoặc dùng bạo lực, từ đó hình thành nên suy nghĩ và quan điểm sai lệch của chúng.

2 cách ứng xử khác thay vì đánh đòn

The Atlantis gợi ý rằng thay vì đánh đòn, cha mẹ nên khen ngợi hành vi mà họ thích ở con hay khen ngợi con đã không có những hành vi xấu chẳng hạn như "Cảm ơn con vì đã không ném đồ đạc lung tung khi con đang tức giận."

Ngoài ra, thay vì đánh trẻ, bạn có thể lấy đi đồ chơi yêu thích hoặc trong trường hợp khi con bạn đã lớn bạn có thể lấy đi điện thoại di động. "Tất cả những điều này nhằm dạy trẻ cách tôn trọng và lễ phép mà không ảnh hưởng đến các yếu tố tích cực quan trọng của mối quan hệ người trông trong mối quan hệ giữa bố mẹ và trẻ", theo The Atlantic.

Trẻ hay bị đánh đòn dễ trầm cảm, hung hăng hơn và đây là 2 cách xử lý hay cho cha mẹ - Ảnh 3
Thay vì đánh đòn, bố mẹ nên khen ngợi những khi con làm tốt (Ảnh minh họa).

Cho dù bạn chọn đánh con hay không, bạn cũng nên hiểu được những rủi ro và các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến sự phát triển của trẻ có thể xảy ra. Mặc dù đánh đòn có thể có hiệu quả ngay lập tức nhưng nó lại có thể gây ra những vấn đề về lâu dài cho con bạn. Khi có thể, hãy cố gắng tìm ra một cách tốt hơn để rèn kỷ luật cho trẻ. Bạn hoàn toàn có thể làm điều đó một cách lành mạnh, tích cực và tránh những hậu quả bất lợi cho con.

Trẻ 3 tuổi, đừng "dại" làm những việc này trước mặt bé bởi con sẽ nhớ bất cứ lúc nào

Nhiều bố mẹ vẫn hồn nhiên nghĩ rằng trẻ "còn bé biết gì" nhưng thực ra từ giai đoạn này, con đã bắt đầu có thể nhớ khá rõ một số hình ảnh tạo ấn tượng mạnh với trẻ.

TIN MỚI NHẤT