Tôi là kẻ thất bại hoàn toàn!

Bài học làm mẹ 11/11/2022 07:07

Mẹ kỳ vọng một cách thái quá khiến tôi chỉ cảm thấy mình luôn luôn làm mẹ thất vọng và tôi là một kẻ thất bại hoàn toàn.

Tối hôm qua, tôi và con gái cùng đi siêu thị, câu chuyện của một bà mẹ và đứa con nhỏ ở lối vào đã khiến mọi người chú ý.

Cậu bé khoảng chừng 6, 7 tuổi đang mếu máo. Người mẹ chua chát nói: “Con có biết tại sao bố mẹ ngày nào cũng làm việc chăm chỉ như vậy không, không phải chỉ để kiếm nhiều tiền hơn cho con cuộc sống tốt đẹp hơn sao? Con phải biết tiết kiệm, không được tiêu tiền bừa bãi. Con học hành đã không tốt, còn mặt mũi nào mà cứ đòi mua đồ chơi”.

Dù mẹ có nói gì, cậu bé vẫn cúi đầu. Đột nhiên, mẹ của cậu bé mất kiểm soát, giằng lấy cánh tay cậu kéo đi. Cậu bé giật mình trước phản ứng của mẹ, cuối cùng bật khóc.

Con gái tôi ngơ ngác nhìn hai mẹ con với ánh mắt hoảng sợ.

Những gì đã xảy ra với cậu bé đó khiến tôi nhớ lại những trải nghiệm thời thơ ấu của mình. Dù có làm gì đi chăng nữa, tôi cũng không thể nhận được một lời khẳng định từ mẹ.

Tôi là kẻ thất bại hoàn toàn! - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

Mẹ không bao giờ khen mọi người, mẹ lúc nào cũng nhìn ra lỗi của tôi. Cuối năm cấp 2, tôi nhận được chứng chỉ tiếng Anh, vui mừng về khoe mẹ nhưng mẹ tôi chỉ nhìn lướt qua và nói: “Lấy chứng chỉ một lần thì có gì đâu, được chứng chỉ lần nữa thì tuyệt”.

Sau đó, tôi trúng tuyển vào một trường trung học cơ sở trọng điểm của thành phố. Khi nhận được giấy báo nhập học, tôi nghĩ lần này mẹ mừng lắm.

Ngược lại, mẹ tôi nói: "Học trường tốt mà học phí đắt đỏ, ba mẹ kiếm được ít tiền không phải dễ đâu, con phải biết cố gắng hơn".

Từ đó tôi dần cảm thấy việc học không còn là việc của riêng mình nữa, điểm tốt hay không đều liên quan trực tiếp đến việc tôi có xứng đáng với đồng tiền vất vả kiếm được của bố mẹ hay không.

Vì vậy, sau khi bước chân vào trường, tôi chỉ biết đến việc học hàng ngày, điểm số của tôi luôn đứng nhất lớp. Một lần, khi kết quả kiểm tra được công bố, tôi chỉ đứng thứ 3. Nếu là một bạn khác, thứ hạng này đã có thể khiến bố mẹ hài lòng. Nhưng tôi thì không….

Tôi trở về ký túc xá, ngẩn ngơ mãi mới dám bốc máy gọi cho mẹ: "Mẹ ơi, bài kiểm tra lần này con làm không tốt, con chỉ đứng thứ 3”.

“Ôi, học hành thế này, sớm muộn cũng bị đuổi khỏi trường cho xem” - Giọng mẹ qua điện thoại vang lên.

Sau này, khi được lên một trường trung học trọng điểm của thành phố, tôi càng căng thẳng hơn, điểm số của tôi lên xuống thất thường trong năm cuối cấp. Nhưng dù thế nào đi nữa, tôi cũng chưa bao giờ có được một lời động viên, khẳng định của mẹ.

Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, tôi không đạt thành tích tốt và đỗ vào một trường đại học bình thường. Khỏi phải nói, mẹ đã buồn đến nhường nào.

Về sau ra trường đi làm, vì tính tôi kiên định nên lãnh đạo đã phong tôi làm trưởng nhóm dự án và tăng lương cho tôi. Tôi gọi điện để chia sẻ niềm vui này với mẹ, nhưng mẹ vẫn nói giọng lạnh lùng: "Con vẫn vui với những đồng lương này. Trước đây các bạn học không bằng con nhưng giờ lại được trả lương cao hơn con”.

Đến khi tôi yêu và kết hôn, mẹ cũng không hài lòng với sự lựa chọn của tôi và luôn so sánh tôi với người khác.

Nói tóm lại, tôi chỉ cảm thấy mình luôn luôn làm mẹ thất vọng và tôi là một kẻ thất bại hoàn toàn.

30 năm trưởng thành, ký ức đầy những “trận đòn vô hình” khiến tôi trở nên rụt rè, kém cỏi, nhạy cảm và ngại đối mặt với thử thách.

Trong mắt các bạn cùng lớp, tôi là người xuất sắc cả về tư cách và học thức; trong mắt đồng nghiệp, tôi là người chỉn chu và chăm chỉ. Nhưng trong thâm tâm, tôi cảm thấy mình chưa đủ giỏi, ngại chấp nhận những thử thách bất ngờ, chỉ muốn tìm kiếm sự ổn định 

Tôi luôn lo lắng rằng tôi không thể làm tốt, tôi sợ nói "không" với người khác, tôi quan tâm nhiều đến những gì người khác nghĩ về tôi, khi ai đó nghi ngờ tôi, tôi sẽ cảm thấy tồi tệ trong một thời gian dài.

Chặn đứng tương lai của con vì những kỳ vọng không đáng có

Rất nhiều đứa trẻ bị bố mẹ kỳ vọng, đặt áp lực việc học hành mà dần trở nên trầm tư, khép kín.

Giống như một đứa trẻ bị cô giáo phạt, lần đầu tiên bị phạt cảm thấy đỏ mặt, lần thứ hai bị phạt thì cảm thấy hơi xấu hổ, lần thứ ba lại cảm thấy không sao cả. Số lần và thời gian trôi qua giống như sự miễn nhiễm, những lời nói và hành động coi thường bản thân không còn có thể khuấy động những gợn sóng nội tâm.

Tôi là kẻ thất bại hoàn toàn! - Ảnh 2

Ảnh minh họa.

Đây cũng là một trạng thái tâm lý rất nguy hiểm, về lâu dài sẽ khiến trẻ trở nên ngỗ ngược.

Cha mẹ giống như một tấm gương đối với trẻ, quyết định trẻ sẽ hình thành cách nhận thức bản thân như thế nào

Ngay từ khi trẻ nhận thức tư tưởng, lời nói và việc làm của cha mẹ chính là tác động đến ý thức tự giác của trẻ.

Một nhà tâm lý học đã từng nói rằng nếu bạn muốn phá hủy một đứa trẻ rất đơn giản, đó là không ngừng chỉ trích nó.

Bạn luôn nói con nhút nhát, con trở nên rụt rè; bạn nói con vô dụng, con sẽ trở nên vô dụng.

Lời nói của cha mẹ là giọng nói mà đứa trẻ được tiếp xúc nhiều nhất. Sau một hồi la mắng, cha mẹ dù hết tức giận nhưng điều để lại cho đứa trẻ là sự tổn thương sâu sắc, từ đó không ngừng nghi ngờ bản thân.

Trẻ tổn thương vì tư tưởng “Làm mọi thứ vì con” của cha mẹ

Tôi là kẻ thất bại hoàn toàn! - Ảnh 3

Ảnh minh họa.

Nhiều bậc cha mẹ sẽ đổ lỗi cho những khó khăn của cuộc sống là vì con, một khi con cái không đạt được kỳ vọng của họ, họ sẽ không ngừng chỉ trích, thậm chí trút nỗi bất hạnh của mình lên đứa trẻ.

Khi đã làm mẹ, tôi thường tự nhủ: "Vì đã chọn làm mẹ thì phải chuẩn bị tinh thần cho phù hợp. Chính mình là người quyết định mang con vào thế giới này, vì vậy mình phải chăm sóc con thật tốt. Suy cho cùng, quá trình nuôi nấng một đứa trẻ sẽ khó khăn, nhưng tất cả là sự lựa chọn của bạn, không phải ở đứa trẻ".

Thực tế, cuộc sống tuy vất vả nhưng có người giỏi tìm kiếm hạnh phúc, có người quen gieo rắc lo âu. Dù có con hay không, chúng ta đều đang phải chạy đua với cuộc sống, nhưng một số bậc cha mẹ lại thích gói ghém sự mệt mỏi và bối rối của mình: mọi thứ là vì con cái. Đứa trẻ đã phải chịu những áp lực tâm lý không đáng có mà không rõ lý do.

Quá trình trưởng thành của một đứa trẻ là một quá trình dài, đừng vội kết luận và coi nhẹ con mình, nếu không sẽ giết chết khả năng phát triển hơn nữa của trẻ, đến khi hối hận cũng đã muộn.

Một quốc gia trẻ đi học suốt 7 năm không chấm điểm, không gia sư hay học thêm

Không có áp lực thi cử, trường học ở quốc gia này chính là nơi để trang bị cho trẻ những kiến thức sống quan trọng trong tương lai. Những đứa trẻ cấp một, cấp hai ở đây đã có thể đã được biết về đầu tư hay thẻ ngân hàng, học sinh trung học biết tự tính thuế hay thu nhập tương lai.

TIN MỚI NHẤT

6 năm lấy nhau chồng không cho vợ về quê chồng và sự thật đau đớn Tôi và chồng lấy nhau nhưng không được lòng gia đình bên chồng. Ngày trước cha mẹ chồng tôi chê tôi lớn hơn chồng 2 tuổi thì không xứng. Mẹ chồng tôi lại có tiếng khó tính, tôi nghe chồng tôi kể hai chị dâu của anh khổ sở đủ đường với bà. Nhưng chồng tôi thì một mực lấy tôi. Sau đó thì tôi nghe chồng mình nói ông bà không thích tôi về quê, hai người chỉ muốn nhìn cháu và con trai. Tôi nghe vậy cũng buồn lắm. Tính ra tôi cũng xinh xắn, kiếm tiền được, sinh hẳn hai đứa cháu kháu khỉnh. Ông bà cũng chưa từng chung sống với tôi thì làm sao biết tính tôi có tốt hay không? Nhưng dù sao thì cũng là cha mẹ của chồng mình, tôi không thể trách móc mãi. Cho đến nay đã 6 năm, chỉ đúng một lần về quê trước khi cưới, sau đó tôi không hề đặt chân về quê chồng. Dù tôi và chồng đều là dân tỉnh lên Sài Gòn sống nhưng tôi chưa từng phải chịu cảnh ăn Tết nhà chồng. Cứ lễ Tết là chồng tôi lại dẫn con về quê nội, tôi thảnh thơi về quê ngoại. Vài lần tôi nghĩ dù sao mình cũng là phận dâu con nên nói chồng để tôi về thăm cha mẹ chồng. Nhưng chồng tôi khăng khăng từ chối, anh dịu giọng nói không muốn tôi chịu ấm ức, cứ để anh lo là được. Tôi nghe thế mà yên tâm, thấy càng thương chồng hơn. Tôi nào ngờ, người chồng hiền lành của mình lại giấu giếm một bí mật đáng khinh suốt 7 năm chung sống với tôi. Cách đây khoảng 3 tháng, mẹ chồng của tôi nhập viện vì tai biến. Chồng tôi xin nghỉ làm về chăm nom mẹ. Vài ngày sau thì tôi nghe tin mẹ chồng qua đời. Tôi vội vàng bắt xe về quê chồng ngay mà chưa kịp báo với chồng. Qua 3 ngày làm đám tang cho mẹ chồng thì tối hôm đó tôi phát hiện chồng mình lén lút đi ra khỏi nhà từ cổng sau. Tôi linh tính có điều lạ nên bèn đi theo sau anh. Tôi thấy chồng mình đi vào một căn nhà nhỏ, trước sân có một người phụ nữ chống nạn đứng đợi anh - Ảnh minh họa: Internet Tôi thấy chồng mình đi vào một căn nhà nhỏ, trước sân có một người phụ nữ chống nạn đứng đợi anh. Anh đi đến một tay ôm, một tay nắm tay đưa cô ta vào nhà. Tôi đứng ở ngoài nhìn qua ô cửa sổ thì thấy hai người chẳng khác gì cặp tình nhân lâu ngày gặp lại. Không chỉ ôm ấp, họ còn hôn nhau, nói chuyện vui vẻ. Tôi chưa bao giờ thấy chồng mình dịu dàng như thế. Rồi tôi thấy chồng đưa cho cô ta một phong bì, chắc là có tiền trong đó. Đêm đó, sau khi bị tôi truy hỏi không có đường lui thì chồng tôi cũng thú nhận. Người phụ nữ kia là người yêu cũ của chồng tôi. Cả hai từng yêu nhau sâu đậm cho đến khi cô ta bị tai nạn phải cắt mất một chân. Chính điều này khiến cha mẹ chồng tôi không cho phép họ lấy nhau. Sau đó anh bỏ vào Sài Gòn thì gặp được tôi. Anh thú nhận mình vẫn còn tình cảm với tình cũ. Anh tìm cách nói với cha mẹ chồng để tôi không phải về quê anh dịp lễ Tết. Nhưng không phải vì thương tôi, mà là vì anh tìm cơ hội để về thăm người cũ. Anh không chỉ qua lại với cô ta mà còn đưa tiền trợ cấp hàng tháng. Anh cầu xin tôi tha thứ cho anh, người phụ nữ kia rất đáng thương. Cô ta không có gia đình, chân lại tật nguyền, anh chỉ xin tôi cho phép anh phụ giúp cô ta tiền bạc. Anh thề sẽ không bao giờ gặp lại người yêu cũ nữa. Nghe chồng thú tội tới đây thôi mà tôi như chết lặng. Hóa ra suốt 7 năm nay tôi chung sống với người chồng ngoại tình mà không hay biết. Chỉ vì tin những lời ngọt ngào anh nói mà tôi bị lừa dối trắng trợn. Giờ anh còn ra điều kiện phải để anh nuôi cô ta à? Tôi thật sự không thể chịu nổi. Nhưng với dáng vẻ khổ sở của chồng vì cô ta, liệu khi biết tôi không đồng ý thì anh có bỏ vợ con theo bồ không? Vậy tôi phải làm gì đây?

Tâm sự Eva 1 giờ 30 phút trước