Thay vì la mắng trẻ, đây là những việc mẹ nên làm khi tức giận!

Bài học làm mẹ 20/09/2019 00:00

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cha mẹ thường xuyên la mắng con sẽ có thể khiến trẻ hung hăng hơn. Vậy thay vì la mắng, cha mẹ nên làm gì để bình tĩnh hơn?

Tức giận và thất vọng là những cảm xúc phổ biến của con người nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ trở thành nạn nhân của những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là khi bạn đã làm cha mẹ. Dù vậy trên thực tế, rất nhiều bậc cha mẹ thể hiện sự tức giận và thất vọng của mình bằng việc la mắng con, đặc biệt là khi bị trẻ làm cho tức giận.

Đôi khi họ không hề muốn như vậy nhưng lại bị quá tải hoặc mất kiểm soát và mức độ la mắng con mỗi ngày sẽ càng nặng nề hơn. Vậy làm thế nào để cha mẹ có thể bình tĩnh hơn?

Thay vì la mắng trẻ, đây là những việc mẹ nên làm khi tức giận! - Ảnh 1

Rất nhiều bậc cha mẹ thể hiện sự tức giận và thất vọng của mình bằng việc la mắng con. (ảnh minh họa)

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cha mẹ thường xuyên la mắng con sẽ có thể khiến trẻ hung hăng hơn. Việc cha mẹ la hét cũng khiến trẻ sợ hãi và cảm thấy bất an, từ đó dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài. Còn khi cha mẹ bình tĩnh sẽ khiến bé có cảm giác yên tâm và cảm thấy được yêu thương.

Dưới đây là những bí quyết giúp cha mẹ học cách kiểm soát cơn giận để hạn chế tối đa việc la mắng trẻ:

Xem xét hậu quả tiêu cực khi cha mẹ tức giận

Trước khi la mắng hay có những hành động không thích hợp với con trong cơn tức giận, trước tiên cha mẹ hãy nghĩ đến hậu quả của sự việc khi cơn tức giận qua đi. Hầu hết các cha mẹ đều cho biết họ cảm thấy hối hận sau khi quát mắng hoặc đánh con.

Cho mình một khoảng thời gian chờ

Thời gian chờ không chỉ dành cho con trẻ mà người lớn cũng cần thời gian chờ để bình tĩnh trở lại. Trong thời gian đó, cha mẹ hãy hít thở sâu, dành ra một vài phút để tâm trí bình tĩnh hơn. Lúc này cha mẹ sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn trong việc nuôi dạy con.

Khi thích hợp, hãy để con được phép sai

Thay vì la mắng trẻ, đây là những việc mẹ nên làm khi tức giận! - Ảnh 2

Không phải lúc nào cha mẹ cũng nhất quyết vạch ra lỗi sai của con trẻ. (ảnh minh họa)

Không phải lúc nào bạn cũng nhất quyết vạch ra lỗi sai của con trẻ mà đôi khi đó chỉ là những nhầm lẫn của bé. Tất nhiên là bố mẹ, bạn có trách nhiệm phải giáo dục con cái biết cái đúng, cái sai. Tuy nhiên, hãy bĩnh tĩnh tìm hiểu sự việc và không nên phán đoán sự việc trong lúc nóng giận.

Dành một phút để “nhìn lại” sự tức giận của mình

Thay vì vô thức phản ứng khi bạn tức giận, hãy dành một chút thời gian để “nhìn lại”. Bạn hãy đặt vào hoàn cảnh của trẻ khi chứng kiến sự cáu kỉnh và tức giận của bạn, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bằng cách dành ra một phút bình tĩnh lại, bạn sẽ dễ dàng thoát khỏi cơn tức giận và làm giảm mức độ của những cảm xúc tiêu cực.

Tìm hiểu kỹ lý do khiến bạn tức giận

Vì sao trẻ khiến bạn tức giận? Trẻ đã làm bạn thất vọng như thế nào?... Việc tìm hiểu kỹ lý do sẽ giúp bạn có những giải pháp đúng đắn để không trở nên cáu gắt, tức giận quá mức với con.

Tìm giải pháp khác thay vì la mắng con

Rõ ràng là hành động tức giận chỉ để làm cho bản thân bạn cảm thấy tốt hơn đúng không? Vì vậy thay vì la mắng con, bạn hãy tìm một giải pháp hòa bình hơn. Chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn nhiều.

Thay vì la mắng trẻ, đây là những việc mẹ nên làm khi tức giận! - Ảnh 3

Thay vì la mắng con, mẹ hãy tìm một giải pháp hòa bình hơn. (ảnh minh họa)

Học cách thư giãn

Là cha mẹ, khi bạn càng thoải mái thì nguy cơ tức giận càng giảm. Chính vì vậy, cha mẹ hãy học cách thư giãn, tự làm dịu cơn giận của bản thân, từ đó sẽ giảm được sự bực tức, cáu gắt thái quá.

Coi như đó là cơ hội để kiểm soát cơn giận

Mỗi khi trẻ làm bạn cáu giận, bực tức, hãy xem đó là một cơ hội để thực hành các kỹ năng kiểm soát cơn giận. Chắc chắn khi làm được điều này thì bạn sẽ kiểm soát hành vi cáu giận, bực tức ngày một tốt hơn.

"Vùng kín" bé gái 4 tuổi dính chặt vì viêm nhiễm, 2 thói quen ở gia đình cần sửa ngay

Viêm âm đạo là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tuy nhiên trong quá trình thăm khám các bác sĩ cũng gặp những trẻ ở độ tuổi rất nhỏ mắc căn bệnh này mà nguyên nhân đến từ một số thói quen trong gia đình.

TIN MỚI NHẤT