Gia đình chính là nền tảng, là cái nôi, là bước đệm cho sự phát triển của con cái. Vì thế sự giáo dục và cách sống của mỗi gia đình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ của con cái sau này.
- 3 khung giờ buổi tối là thời khắc hoàng kim để giáo dục trẻ, phụ huynh tận dụng tốt con sẽ thông minh, sáng dạ
- Từng cấy que tránh thai, cặp vợ chồng "vỡ kế hoạch" hoàn toàn, nhìn số thành viên "chốt sổ" mà ai cũng choáng
1. Gia đình thường xuyên cãi nhau
Mặc dù cha mẹ nghĩ rằng việc họ cãi nhau không liên quan đến coi cái, chúng còn nhỏ chưa hiểu chuyện, nhưng thực tế lại cho thấy xung đột của họ lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý đứa trẻ.
Khi cha mẹ cãi nhau, trẻ rơi vào cảm giác bất an, trẻ cho rằng nơi trú ẩn an toàn nhất là vòng tay cha mẹ không còn tồn tại.
Sống lâu dài trong một gia đình không thuận hòa, trẻ gia tăng thái độ hung hăng, sự phát triển tính cách, cảm xúc tự nhiên trở nên méo mó.
Trong cuộc sống tương lai, trẻ thiếu tin tưởng vào người khác, tính khí thất thường, không trân trọng tình yêu, hôn nhân, vì chính cha mẹ chúng ngày xưa cũng như vậy.
2. Chỉ chê bai và nói về những khuyết điểm của con
Họ cố làm giảm lòng tự trọng của con cái xuống để có thể dễ dàng kiểm soát hơn. Cha mẹ kiểu này thường xuyên chỉ nói về những thất bại và sai sót của con, họ có những nhận xét gây tổn thương cho con.
Thông thường vấn đề ngoại hình, khả năng học tập, khả năng hoạt động của con sẽ được các bậc cha mẹ kiểu này đem ra để chê bai khi con họ có sai sót nào đó.
Cha mẹ kiểu này lúc nào cũng làm cho con họ ở trong một trạng thái tồi tệ, luôn có cảm giác thấp kém. Họ không muốn thấy con thử những điều mới, không muốn con họ thể hiện ý chí mạnh mẽ.
3. Cha mẹ hay so sánh con với đứa trẻ khác
Một đứa trẻ sẽ cảm thấy gánh nặng tâm lý nếu liên tục khi bị so sánh. Cha mẹ không được gây áp lực để bé phải thể hiện thật tốt, vì sẽ khiến con lo lắng và mất ngủ.
Khi cha mẹ liên tục so sánh, trẻ sẽ bắt đầu tin rằng những người khác đều giỏi hơn mình và bản thân không có khả năng thực hiện tốt hoặc sống theo sự kỳ vọng của người lớn.
Đây là cảm giác rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tinh thần của cá nhân cũng như khả năng học tập của trẻ. Nguy hiểm hơn, bé sẽ tạo khoảng cách với gia đình. Con cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng.