Chị Hoa từng đảm nhận vai trò giáo viên tiểu học trong suốt 2 năm ở thôn, chị hiểu rằng tri thức chính là con đường duy nhất để những đứa trẻ nông thôn thay đổi vận mệnh.
- Dạy con mặc quần áo chỉ với 6 bước cực kì đơn giản, "vèo một cái" là xong
- Trước khi "đường ai nấy đi", vợ chồng Lưu Hương Giang - Hồ Hoài Anh từng là một "cặp bài trùng" trong cách dạy con
Chị Lý Xuân Hoa sống tại một miền quê nghèo tại tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), chị từng đảm nhận vai trò giáo viên tiểu học trong suốt 2 năm ở thôn.
Dưới sự dạy dỗ và quan tâm việc học của các con, con gái đầu là Vương Tâm Nghi đạt thành tích khủng được báo chí săn đón khi em đạt 707 điểm đỗ vào trường Peking University, con trai thứ hai đỗ vào trường Beijing University of Chinese Medicine.
1. Muốn con chuyên tâm học hành, phụ huynh nhất thiết phải coi trọng việc học
Chị Hoa từng đảm nhận vai trò giáo viên tiểu học trong suốt 2 năm ở thôn. Chị hiểu rằng tri thức chính là con đường duy nhất để những đứa trẻ nông thôn thay đổi vận mệnh. Ngay từ khi con còn nhỏ, chị Hoa đã dạy con thơ cổ và toán học. Khi Vương Tâm Nghi được 3 tuổi, cô bé đã có thể đọc thuộc lòng hơn 100 bài thơ cổ.
Coi trọng nền tảng giáo dục thể hiện ở mặt đầu tư giáo dục cho con. Là một gia đình nông thôn nghèo, ngoài hai sào ruộng với thu nhập ít ỏi, cả nhà chỉ trông cậy vào khoản tiền lương chồng làm ăn phương xa gửi về. Gia cảnh nghèo, nhưng chị không tiếc tiền đầu tư giáo dục cho con. Vương Tâm Nghi thích học vẽ tranh, chị Hoa liền đăng ký cho con theo học một lớp vẽ tranh.
Chị Hoa cho biết: "Những gia đình coi trọng việc học của con thì thành tích học tập của đứa trẻ thường rất khá. Bất kể gia đình đó giàu hay nghèo, phụ huynh có học vấn cao hay thấp. Chỉ cần phụ huynh coi trọng giáo dục thì đứa trẻ sẽ coi trọng việc học".
2. Cho con thời gian chơi đùa thoải mái
Chị Hoa không đọc nhiều tài liệu giáo dục hay kiến thức tâm lý, nhưng chị nhận thức rằng chỉ khi đứa trẻ chơi đủ thì nó mới tĩnh tâm ngồi học.
Một đứa trẻ nếu không có thời gian chơi đùa, kể cả khi ngồi vào bàn học, nó sẽ nghĩ vẩn vơ về trò chơi chưa hoàn thành, hoặc những người bạn đang chạy nhảy bên ngoài. Đứa trẻ như vậy cho dù miễn cưỡng ngồi học cũng không thể học tốt.
Ngay từ khi Vương Tâm Nghi đi nhà trẻ, chị nhận thấy nếu cho con ra ngoài chơi với các bạn thì khi trở về nhà bé sẽ tập trung làm bài tập. Nếu miễn cưỡng kéo con về nhà làm bài tập trước, đứa trẻ sẽ không thể tập trung nhất là khi nghe tiếng cười đùa của bạn bè bên ngoài. Tuy bài tập ở nhà trẻ rất ít, chỉ khoảng 10 phút là làm xong nhưng con gái của chị Hoa vẫn không thể hoàn thành sớm nếu mẹ không cho cô bé ra ngoài chơi với các bạn.
Thế là, sau khi đón con về, chị Hoa sẽ cho con ra ngoài chơi với các bạn rồi mới về làm bài tập. Điều này giúp đứa trẻ hiểu rằng làm xong bài tập vẫn có thể ra ngoài chơi tiếp. Do dó, con của chị Hoa bắt đầu tạo thói quen hoàn thành bài tập trong thời gian ngắn ngủi mà không trì hoãn nhiều thời gian.
Chị Hoa cho rằng, nhiều bậc phụ huynh đều hiểu điều này, nhưng hiếm người thật sự cho con thời gian chơi đùa. Đặc biệt là khi đứa trẻ lên tiểu học, trung học, áp lực bài vở nặng nề, thời gian hoàn thành gấp rút. Do đó phụ huynh không muốn con lãng phí quá nhiều thời gian vào những trò vô bổ.
Maksim Gorky, nhà văn kiệt xuất của nền văn học nước Nga vào thế kỷ 20, từng nói: "Người không thể nghỉ ngơi sẽ không thể làm việc".
Những đứa trẻ không thể thoải mái chơi đùa đương nhiên không thể học hành tốt. Một đứa trẻ được chơi đùa chán chê sẽ không chán ghét việc học, thậm chí nó còn tìm thấy niềm vui và khả năng tập trung cao trong việc học.
3. Nuôi dưỡng tinh thần của trẻ
Một đứa trẻ có tinh thần mạnh mẽ sẽ không để tâm quá nhiều thú vui bên ngoài. Những đứa trẻ ngày nay rất thích so sánh với bạn bè, nào là nhà của ai to hơn, áo quần của ai đẹp hơn. Đây là biểu hiện thế giới tinh thần non nớt, nghèo nàn và không đủ vững mạnh. Chỉ có những người nghèo về tinh thần mới để tâm quá nhiều thứ bên ngoài.
Ví dụ như trường hợp của Vương Tâm Nghi, khi cô bé mặc áo bông cũ đến trường đã bị bạn bè chế nhạo. Về nhà cô bé thút thít kể với mẹ, chị Hoa đã bảo rằng đừng để tâm đến lời nói của người khác, chỉ cần làm chuyện thiết thực là đủ.
Cho dù là gia đình giàu sang hay nghèo nàn, muốn nuôi dạy một đứa trẻ có giáo dục là một chuyện không đơn giản. Chỉ khi cha mẹ sẵn lòng ở bên con, đầu tư giáo dục cho con thì đứa trẻ mới có thể yêu thích và hoàn thành tốt việc học.