Những cái ôm ấm áp không chỉ giúp thể hiện tình cảm mà quan trọng hơn, khoa học đã chỉ ra rằng chúng còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ.
- Hình ảnh hai anh em trai nằm cạnh nhau khiến ai cũng chú ý vì một điểm khác biệt quá lớn
- Bố mẹ dạy dỗ bao nhiêu cũng thành "công cốc" nếu con vẫn còn mắc phải những lỗi cơ bản trong giao tiếp như thế này
1. Giúp tạo nên những đứa trẻ hạnh phúc
Ôm có ảnh hưởng về mặt tâm lý rất lớn, nó không chỉ giúp nnag cao sự tự tin và lòng tự trọng mà còn giúp trẻ luôn lạc quan. 3 nguồn lực tâm lý này (long tự trọng, sự làm chủ và sự lạc quan) có mối liên kết chặt chẽ với nhau và giúp trẻ luôn cảm thấy hạnh phúc và được yêu thương.
2. Dạy trẻ biết thấu cảm
Những cái ôm giúp bố mẹ và con cùng nhau cảm nhận những khoảnh khắc và cùng nhìn sâu vào những cảm xúc và tâm lý của nhau. Sự trao đổi năng lượng này cho con bạn thấy được giá trị của sự thấu cảm. Trẻ học được cách thấu hiểu những cảm xúc của người khác. Vì thế, một cái ôm là một bài học tốt để cho con bạn thấy ý nghĩa của việc thấu cảm và yêu thương những người khác.
3. Chấm dứt một cơn mè nheo
Mặc dù nhiều bố mẹ lo rằng việc ôm con khi con đang mè nheo có thể bị hiểu là hành động ủng hộ hành vi xấu của con nhưng sự thật thì không phải như vậy. Ôm con không phải là bạn nhượng bộ mà thay vào đó, nó giúp trẻ tự chấn chỉnh. Oxytocin, hormone tình yêu, được tiết ra khi ôm để giúp trẻ bình tĩnh lại và giảm lo lắng.
4. Giúp trẻ thông minh hơn
Trẻ em cần các kích thích giác quan khác nhau cho sự phát triển của chúng. Đó là lý do tại sao tiếp xúc cơ thể hoặc những cử chỉ âu yếm khác nhau là cần thiết cho trẻ. Tiến sĩ Seth Pollak và các đồng nghiệp của ông tại Trung tâm Waisman và Khoa Tâm lý của Đại học Wisconsin ‐ Madison đã tổ chức nghiên cứu so sánh những đứa trẻ được nhận nuôi từ trại trẻ mồ côi và những đứa trẻ lớn lên trong các gia đình ổn định. Nhóm đầu tiên cho thấy các kỹ năng vận động phát triển chậm hơn cũng như sự phát triển nhận thức bị suy giảm do thiếu tương tác xúc giác.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng thêm 15 phút kích thích xúc giác mỗi ngày, trong 10 ngày cho trẻ em ở trại trẻ mồ côi góp phần làm tăng điểm số trong các bài đánh giá phát triển cũng như khả năng thích ứng.
5. Giúp trẻ phát triển về mặt thể chất
Các nhà khoa học đã tìm ra rằng trẻ thường ngừng lớn theo tốc độ bình thường nếu thiếu đi sự tiếp xúc của các giác quan, đặc biệt là ôm, dù có được bổ sung vitamin và những dưỡng chất cần thiết khác thường xuyên đi chăng nữa. Nguyên nhân khá là đơn giản: hormone oxytocin được tiết ra khi ôm. Loại hormone này mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với cơ thể con người và kích thích phát triển là một trong số đó. Khi nó được tiết ra, nó cũng giúp tăng tiết các loại hormone phát triển khác, các loại hormone thúc đẩy tăng trưởng ở trẻ.
6. Giúp trẻ luôn khỏe mạnh
Hormone oxytocin còn có công dụng khác đó là giúp trẻ luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Nó cũng giúp đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương và giảm sưng viêm. Hơn thế nữa, hormone này cũng giúp trẻ giải quyết các loại căng thẳng khác nhau có thể gặp phải.
7. Tạo nên mối liên kết mạnh mẽ giữa bố mẹ và con
Những cái ôm giúp làm tăng sự tin tưởng, yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt với trẻ cũng như với những người khác.
Oxytocin giúp làm giảm cảm giác sợ hãi và tăng sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro và tin những người khác. Nó cũng làm tăng cảm giác an toàn ở trẻ và củng cố mối liên kết giữa bố mẹ và con.