Chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi có em, cha mẹ cần khéo léo ứng xử theo cách của chuyên gia

Bài học làm mẹ 09/06/2018 17:10

Để trẻ không bỡ ngỡ và cảm thấy thiếu hụt tình yêu thương khi có em, cha mẹ cần có cách ứng xử phù hợp theo từng độ tuổi nhất định.

Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn nhà có thành viên mới sẽ khiến trẻ cảm thấy nghi ngờ về tình yêu thương cha mẹ dành cho bé. Trên thực tế, các chuyên gia tâm lý cho biết cách ứng xử của cha mẹ khi thành viên tiếp theo sắp sửa chào đời là điều vô cùng quan trọng.

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi có em, cha mẹ cần khéo léo ứng xử theo cách của chuyên gia - Ảnh 1
Cách ứng xử của cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi có em - Ảnh minh họa: Internet

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh – Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương Quốc Anh) cho biết để chuẩn bị đầy đủ tâm lý cho trẻ, thời điểm cha mẹ nên sinh em bé thứ hai là khi bé đầu được ít nhất 18 tháng tuổi. Nguyên nhân là do não bộ trẻ sơ sinh đến 18 tháng tuổi vẫn chưa phân biệt được số lượng anh chị em trong nhà và vẫn duy trì tính cố hữu về tình yêu thương của mẹ.

Cách ứng xử của cha mẹ với trẻ khi em bé tiếp theo chuẩn bị chào đời

Trẻ dưới 18 tháng tuổi

Việc tập cho trẻ tâm lý sẵn sàng đón em bé ra đời là việc làm cần thiết để bé bắt đầu hình thành ý thức về sự có mặt của em gái, em trai. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh khuyên các bậc cha mẹ nên kể cho trẻ nghe về sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Hãy cho trẻ cảm nhận những cú đạp của em và trò chuyện cùng em.

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi có em, cha mẹ cần khéo léo ứng xử theo cách của chuyên gia - Ảnh 2
Mẹ hãy cho trẻ nghe những cú đạp của em bé trong bụng - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ cũng đừng quên hỏi những câu hỏi thông thường nhưng giúp trẻ hình thành tình yêu thương với em bé: “Con có yêu em không?”, “Em ra đời con giúp mẹ trông em nhé!”.

Trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi có em, cha mẹ cần khéo léo ứng xử theo cách của chuyên gia - Ảnh 3
Cũng như cha mẹ, trẻ cũng sẽ rất háo hức khi em bé ra đời - Ảnh minh họa: Internet

Việc để trẻ từ 1 tuổi trở đi hiểu về sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Mẹ hãy bắt đầu thủ thỉ rằng trẻ sẽ sắp có em, vì em còn nhỏ nên vẫn đang ở trong bụng mẹ. Vẫn là những câu chuyện tương tự cách cha mẹ tập cho bé dưới 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ cần nhấn mạnh hơn khái niệm “anh, chị, em” để trẻ hiểu rõ vai trò của mình.

Tạo sự gắn kết giữa những đứa trẻ

Vào ngày bé thứ hai chào đời, mẹ hãy cho trẻ vào nhìn mặt em. Đừng nên trì hoãn khoảnh khắc đặc biệt này sau 72 giờ (ngoại trừ trường hợp đặc biệt). Những đứa trẻ cần có sợi dây liên kết đặc biệt với nhau.

Trong quá trình hai bé chơi cùng nhau, các bé nhỏ sẽ cố bắt chước anh chị mình về mọi thứ (cách nói năng, đi đứng…) kể cả việc giành được nói chuyện, được ngồi vào lòng mẹ. Để ứng xử một cách khéo léo, cha mẹ không nên quát mắng trẻ.

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi có em, cha mẹ cần khéo léo ứng xử theo cách của chuyên gia - Ảnh 4
Khi được chơi cùng nhau, những đứa trẻ sẽ hình thành nên sợi dây gắn bó mật thiết - Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh tùy thuộc vào lứa tuổi mà cha mẹ sẽ có giải pháp xử lý khác nhau. Nếu bé nhỏ dưới 18 tháng tuổi, mẹ hãy tranh thủ lúc bé ngủ để kể cho bé lớn nghe những câu chuyện về tình anh em, chị em và hỏi những câu hỏi tạo sự gắn bó, đoàn kết giữa anh chị em: “Nếu em ngã, con có đỡ em không?”.

Nếu bé nhỏ trên 18 tháng tuổi, mẹ có thể kể những câu chuyện tương tự cho cả hai bé nghe. Đồng thời xen kẽ hỏi trẻ lớn và trẻ nhỏ để các bé thấu hiểu về trách nhiệm và sự gắn bó cần thiết của anh chị em trong gia đình.

Trước khi sinh con thứ 2, các ông bố bà mẹ nên biết 8 điều này

Tình yêu không phải là vấn đề Toán học, nên không có chuyện nhà đông con thì tình yêu thương sẽ ít đi hoặc phải chia bớt. Nếu bạn sinh con thứ, hãy khẳng định với con rằng: Con luôn nhận được tình yêu thương trọn vẹn.

TIN MỚI NHẤT