Chứng kiến những hình ảnh này, nhiều người tỏ ra lo ngại cho tương lai của đứa trẻ, sợ rằng khi lớn lên nó sẽ là một người vô tổ chức, không hiểu lễ nghĩa.
- Đứa trẻ nào cũng hay lè lưỡi, trông thì rất đáng yêu nhưng cũng có khi là biểu hiện bệnh cần lưu ý
- Cha mẹ mừng thầm vì con có 3 tính cách tưởng hơn người, càng lớn mới thấy có vấn đề
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, mỗi gia đình lại chỉ đẻ tử 1 – 2 con. Do đó, việc trẻ em được nâng niu, chiều chuộng hơn trước đây cũng là điều dễ hiểu.
Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là vô bờ bến, nhưng đôi khi nó vô tình trở thành thứ hủy hoại tính cách và tương lai của trẻ nếu yêu một cách không đúng mực. Rất nhiều gia đình ngay cả khi con làm sai vẫn cho rằng “nó là trẻ nhỏ, mắng nó làm gì”. Họ dung túng cho những tính cách xấu xí này và vô tình nó tạo thành một thói xấu không sửa được. Câu chuyện của cậu bé 3 tuổi trên tàu điện ngầm tại Trung Quốc dưới đây là một ví dụ.
Trên mạng xã hội Trung Quốc mới chia sẻ những bức ảnh được chụp trên tàu điện ngầm. Đứa trẻ khoảng 3 tuổi, đi cùng ông bà. Điều đáng nói, ngồi cùng ông bà nhưng cậu bé liên tục lấy chân đá vào người ông nội bên cạnh. Cậu bé làm điều đó một cách hồn nhiên, không sợ hãi.
Tiếp đến, cậu bé còn lấy tay bóp chặt miệng bà, tát bà. Tệ hại hơn nữa là, ông bà tuyệt nhiên không mắng mỏ hay yêu cầu cháu phải dừng lại. Cả hai cho rằng “Nó là trẻ con ấy mà” và cười với hành động của cháu.
Quả thật, đứa bé đã được nuông chiều một cách vô tổ chức! Chứng kiến những hình ảnh này, nhiều người tỏ ra lo ngại cho tương lai của đứa trẻ, sợ rằng khi lớn lên nó sẽ là một người vô tổ chức, không hiểu lễ nghĩa.
Có lẽ không chỉ riêng gia đình này, với tình yêu sai lầm như thế này mà rất nhiều bậc phụ huynh khác cũng đang yêu con vô độ theo cách ấy.
Dưới đây là những điều mà bố mẹ nên lưu ý trong hành trình nuôi dạy con khôn lớn:
Đừng chỉ quan tâm tới việc con phải được đầy đủ, sung sướng, hãy dạy con lòng biết ơn
Một đứa trẻ muốn trở thành người tốt, trước hết cần phải học cách biết ơn. Đừng chỉ đặt nặng việc cho con học trường quốc tế, giàu có, sung sướng mà không dạy con cách làm “Người” thông qua lòng biết ơn. Trẻ nhỏ cần phải biết ai là người đã sinh ra mình, nuôi lớn mình, giúp đỡ mình, yêu thương mình… Chỉ khi hiểu được điều đó trẻ mới biết tôn trọng người thân và cuộc sống xung quanh mình.
Đừng để con cảm thấy mình độc tôn trong gia đình
Hãy kiểm soát tình yêu của chính mình dành cho trẻ. Nếu bạn tạo cho con cách nghĩ mình là người quan trọng nhất, không một ai trong nhà này dám làm mình phật ý, trẻ sẽ trở nên kiêu ngạo, không quan tâm tới cảm xúc của người khác, lúc nào cũng cho mình là nhất. Dần dần, nó sẽ hình thành nên một đứa trẻ ích kỷ, độc đoán.
Hãy nhớ, đừng quá nuông chiều, cưng nựng khi giáo dục con. Sự nghiêm khắc đúng lúc, đúng chỗ cũng là một cách thể hiện của tình yêu thương.
Vậy làm thế nào để trẻ hình lòng biết ơn, sự trân trọng với ông bà, bố mẹ và mọi người xung quanh?
Để trẻ sống trong một môi trường hiện hữu lòng biết ơn
Trước tiên, chính cha mẹ cũng phải học cách tôn trọng trẻ, để trẻ hiểu cảm xúc trong mỗi con người là điều nên được trân trọng. Nếu bạn quá cứng nhắc, luôn bắt trẻ phải làm theo ý mình, khi đó, trẻ sẽ thấy những cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn của bản thân không hề được coi trọng. Trẻ sẽ trở nên trầm tính, không còn muốn quan tâm tới người khác.
Nhiều cha mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con vì sợ con sẽ làm sai, sẽ sai lầm, sẽ ngã, sẽ đau… Nhưng nếu muốn con thành công, cha mẹ phải hiểu rằng cần để con tự trải nghiệm. Mặc dù đôi khi chúng có thể mắc lỗi nhưng hãy chỉ cho con thấy lỗi đó và sửa chữa thay vì việc cấm đoán con.
Thứ hai, bản thân cha mẹ cũng phải tấm gương để con cái noi theo. Cha mẹ phải hiếu kính với ông bà, biết ơn những người xung quanh mình để con cái được sống trong một môi trường như vậy và dần hình thành tính cách.
Cùng trẻ thực hành những hành động biết ơn
Giúp con bạn học các từ và hành vi của lòng biết ơn và dạy cho trẻ nhiều hơn về lòng biết ơn là điều mà bố mẹ có thể làm cho con. Hãy thực hành nói lời cảm ơn khi ai đó giúp đỡ, khen ngợi con. Cha mẹ cùng làm với con để tạo thói quen tốt này.