Hành động của người mẹ khi con gây ra phiền phức nơi công cộng khiến ai nấy phẫn nộ.
- 8 điều cha mẹ ngày xưa răn dạy con cái, ngày nay tưởng lỗi thời nhưng đem ra áp dụng với trẻ vẫn rất hữu hiệu
- Phụ huynh phát hiện bài toán "chặt đầu" của học sinh lớp 2: Không hiểu đang dạy học hay chiếu phim kinh dị
Rất nhiều bậc phụ huynh luôn có tư tưởng "trẻ con không biết gì" và mặc nhiên cho chúng nô đùa, chạy nhảy, la hét ở nơi công cộng. Sự vô tư của trẻ nhỏ không đáng trách, nhưng sự thờ ơ của cha mẹ thật sự khiến những người xung quanh thấy khó chịu.
Mới đây, Thảo Linh đang viết luận tại một hiệu sách (có khu ngồi đọc sách và uống cà phê). Không khí yên tĩnh ở nơi đây khiến cô gái trẻ cảm thấy rất thoải mái. Thế nhưng, có 1 em bé khoảng 4 - 5 tuổi theo chân mẹ vào hiệu sách và bắt đầu gây ồn ào. Nhiều người xung quanh khẽ nhăn mặt khó chịu, thế nhưng họ vẫn không nói gì.
Tuy nhiên, cậu bé ngày càng la hét lớn tiếng hơn vì được mẹ "thả" tự do. Thảo Linh khá bực bội nhưng vẫn cố nhẫn nhịn. Tới khi cậu bé này chạy va vào bàn cô, đổ cốc cà phê đang uống dở thì Thảo Linh quyết định lên tiếng.
Cô đứng dậy, đi tìm mẹ đứa nhỏ và nhắc người mẹ hãy giữ được trẻ ở bên vì hiệu sách này có quy định không làm ồn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhẹ nhàng của Thảo Linh, người mẹ này cáu kỉnh đáp: "Bạn đang làm việc á? Về nhà mà làm!"
Sau khi câu chuyện này được chia sẻ, nhiều cư dân mạng thấy tức giận với hành động của người mẹ.
Cha mẹ đừng bao giờ bắt người lạ phải cảm thông với con của bạn vì lý do "trẻ con biết gì đâu". Hãy có cách xử lý khéo léo khi đưa con tới những nơi công cộng.
Trẻ gây phiền phức nơi công cộng, cha mẹ nên làm như thế nào?
1. Thừa nhận sai lầm
Nhiều cha mẹ không sẵn sàng thừa nhận sai lầm của con cái mình mà tìm lý do lấp liếm, che giấu đi. Tuy nhiên, đây là hành động cần phải chấm dứt ngay. Việc bảo vệ con cái mù quáng, bất chấp chỉ gây hại cho chính con của bạn mà thôi. Hãy để con được chịu trách nhiệm một cách độc lập.
2. Hãy để trẻ chủ động nhận lỗi
Khi đối mặt với một đứa trẻ đã phạm lỗi, trước tiên cha mẹ nên phân tích xem hành vi của trẻ là đúng hay sai. Nếu bé sai, bạn cần đưa ra lý do rõ ràng, hướng dẫn con xin lỗi đối phương một cách chân thành.
3. Lời nói và việc làm làm gương
Không phải thầy cô, bạn bè hay xã hội, chính cha mẹ là người sẽ tác động tới con trẻ nhiều nhất. Bởi vậy, cha mẹ phải làm gương cho con cái từ những hành động và lời nói nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Nói chung, việc kỷ luật trẻ em không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Cha mẹ không nên phớt lờ chúng vì lý do "chúng còn trẻ, có biết gì đâu", càng không nên sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề.