Theo nghiên cứu của Đại học Delaware: “Nếu được học các kĩ năng nghe, nói và viết sớm thì trẻ sẽ có sự hiểu biết hơn những bạn bè đồng trang lứa và thể hiện bản thân theo những cách hiệu quả.”
- Hóa ra chìa khóa nuôi dạy con của Công nương Kate Middleton bắt nguồn từ chính thời thơ ấu của cô
- 10 điều bố mẹ nên dạy con cái về tình yêu: Chỉ khi biết sớm những điều này, cuộc sống mới trở nên hạnh phúc
Giao tiếp là gì? Giao tiếp là biết lắng nghe, chia sẻ, truyền đạt tình yêu thương, sự chấp nhận, tôn trọng và đồng ý với trẻ. Khuyến khích trẻ nói chuyện với mình để hiểu được trẻ đang cảm thấy và suy nghĩ gì. Mẹ tập trung vào ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu cũng như từ ngữ để thực sự có thể hiểu những gì trẻ đang nói.
Mẹ cũng cần biết rằng trẻ ở các độ tuổi khác nhau có thể biểu hiện cảm xúc theo cách khác nhau trong cuộc trò chuyện. Kĩ năng giao tiếp tốt sẽ nuôi dưỡng mối quan hệ của cha mẹ và con cái đồng thời giúp trẻ trưởng thành, phát triển và khuyến khích trẻ lắng nghe tốt.
Những lời khuyên hàng đầu để cải thiện giao tiếp với trẻ
Bố mẹ có thể giao tiếp tốt với trẻ bằng cách cho trẻ thấy bạn coi trọng suy nghĩ và cảm xúc của trẻ, và giúp trẻ thể hiện cảm xúc của mình.
Việc làm cụ thể là bố mẹ nên dành thời gian để nói chuyện với bé. Bữa ăn gia đình là thời gian tuyệt vời để các thành viên trong nói chuyện và chia sẻ cùng nhau. Nói về tất cả những công việc đã làm trong ngày. Hãy cởi mở hơn với nhau để chia sẻ cảm xúc như tức giận, vui mừng, thất vọng, sợ hãi và lo lắng. Điều này giúp trẻ phát triển "từ vựng cảm xúc". Giúp trẻ phân biệt được các hình thái cảm xúc khác nhau là một bước quan trọng để trẻ học giao tiếp.
Thêm nữa, bố mẹ phải thường xuyên nói chuyện trong quá trình tiếp xúc với trẻ. Luôn tích cực thay đổi ngữ điệu và giọng nói sao cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh khi giao tiếp. Ví dụ: “Con gái ơi! Sao hôm nay con im lặng vậy? Có chuyện gì xảy ra ở trường à con à?”
Bố mẹ cũng cần nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thực bằng cách khuyến khích và hỗ trợ trẻ nói sự thật và khen ngợi trẻ khi trẻ thể hiện sự thành thật của chính mình. Tạo điều kiện và khuyến khích cho trẻ giao tiếp với các bạn cùng trang lứa và mọi người xung quanh để rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tính cởi mở khi giao tiếp.
Cách lắng nghe khi nói chuyện với trẻ
Khi trẻ có điều gì đó quan trọng muốn nói, hoặc có cảm xúc mạnh mẽ hoặc có vấn đề, điều quan trọng là trẻ cảm thấy rằng bố mẹ đang thực sự lắng nghe.
Theo Đại học Delaware, trẻ em ở bất cứ lứa tuổi nào cũng có đôi lúc không thể hiện mình một cách linh hoạt, rõ ràng. Nếu một đứa trẻ gặp khó khăn trong việc giải thích một cái gì đó, hãy nhẹ nhàng khuyến khích trẻ tiếp tục. Hãy kiên nhẫn, gợi ý để trẻ có thể diễn đạt đủ ý và để trẻ cố gắng truyền đạt được ý của mình tới người nghe và thể hiện sự quan tâm của bố mẹ bằng cách nói những điều như: “Con nói cho mẹ biết thêm về...”, “Thật vậy sao!”... Đây là cách gửi cho trẻ thông điệp rằng những gì trẻ nói là quan trọng đối với bố mẹ.
Bố mẹ cũng hãy xem biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của trẻ. Cùng trẻ đọc sách, xem tranh, kết hợp với đó là hỏi han và trò chuyện về các nhân vật trong sách, trong tranh, giúp trẻ bộc lộ cảm xúc bằng điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt.
Cách khuyến khích trẻ lắng nghe
Trẻ cần được bố mẹ trợ giúp để học cách lắng nghe. Dưới đây là một số ý tưởng để khuyến khích sự lắng nghe của trẻ:
Dù đang rất mệt mỏi, bố mẹ cũng cần cố gắng để thể hiện rằng bạn đang lắng nghe con chăm chú. Đừng ngắt lời khi trẻ đang cố gắng kể về vấn đề của mình. Hãy tỏ ra lịch sự với trẻ như là người bạn tốt nhất để trẻ có thể chia sẻ. Hãy kiên nhẫn lắng nghe trẻ sử dụng ngôn ngữ và hành động của trẻ.
Nếu bố mẹ đang rất tức giận về hành vi cư xử của trẻ, thì không nên nói chuyện với trẻ cho đến khi bố mẹ bình tĩnh lại. Việc lắng nghe trẻ nói và cách giữ bình tĩnh khi giải quyết vấn đề của bố mẹ là tấm gương để trẻ noi theo.