Đừng xem chuyện ngủ của con trẻ là chuyện nhỏ, bởi vì việc ngủ với người nào cũng sẽ hình thành nên tính cách cả đời của chúng.
- Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình mẹ phải làm sao?
- Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình là do đâu?
Chuyên gia giáo dục chia sẻ bài viết trên Sohu cho biết, người ngủ cùng trẻ trước 3 tuổi sẽ quyết định sự phát triển về tâm lý và tính cách của chúng.
Có một người mẹ giấu tên đã chia sẻ nỗi buồn phiền của mình. Vì công việc quá bận rộn, thường xuyên tăng ca nên cô đã nhờ mẹ mình giúp đỡ đến trông cháu và đến tối để con ngủ cùng bà. Một thời gian sau, đứa con đeo bà nhiều hơn đeo cô, lúc này cô hiểu được vấn đề. Không ít gia đình gặp phải trường hợp này, nhiều bậc cha mẹ thường để con cái ngủ với ông bà, một mặt vì ông bà thương cháu nên sẵn sàng cho cháu ngủ cùng, mặt khác vì bố mẹ quá bận rộn nên phải nhờ bà chăm sóc. Nhưng mẹ nên biết rằng, tính cách cũng như sự an toàn của trẻ từ lúc mới sinh đến lúc 3 tuổi sẽ có ảnh hưởng bởi người ngủ cùng với chúng.
Nếu trẻ ngủ với cùng với bố mẹ, đặc biệt là mẹ thì tính cách sẽ ngày càng ưu việt
Khi còn trong bụng mẹ, giữa trẻ và mẹ đã có sợi dây liên kết đặc biệt không thể chia cắt. Chỉ cần ở bên cạnh mẹ, chúng sẽ tự động có cảm giác an toàn mà không người nào có thể đem lại được. Hơn nữa sau khi sinh, trẻ lại quấn mẹ hơn nữa, và ban đêm chính là thời khắc tuyệt vời để mẹ và trẻ vun đắp tình cảm, lúc này chính là thời điểm tốt để mẹ tìm hiểu con và giúp chúng tận hưởng cảm giác nhẹ nhàng, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, quấy khóc. Nhiều người phải thừa nhận rằng, dù vú em có chuyên nghiệp như thế nào trong việc giữ trẻ, bà nội, bà ngoại có yêu thương cháu đến mức nào thì cũng không thể thay thế được sự ấm áp của người mẹ.
Trẻ ngủ cùng ông bà sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về trí não
Những người lớn tuổi thường có hệ hô hấp kém do quá trình thoái hóa, đặc biệt là khi ngủ vào ban đêm, người già thường hít thở nhiều hơn để hấp thụ oxy vào người. Nếu cho trẻ ngủ với ông bà, chúng sẽ hít phải một lượng lớn khí thải ra, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến tính cách trong tương lai của trẻ. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ không được ở cùng với ông bà, chúng vẫn có thể gần gũi ông bà vào ban ngày, nhưng ban đêm bố mẹ nên hạn chế để chúng ngủ chung với ông bà, một phần là vì sức khỏe của trẻ, phần khác cũng giúp ông bà ngủ sâu hơn mà không bị cháu quấy.
Chuyện cho trẻ ngủ một mình là điều chắc chắn, nhưng đừng quá sớm
Đa số trẻ luôn có cảm giác phụ thuộc vào bố mẹ, vì khi ở bên bố hoặc mẹ chúng sẽ ngủ ngon hơn, khi chúng có bất kỳ dấu hiệu kỳ quặc nào trong lúc ngủ, chẳng hạn như ngủ trong tư thế xấu thì bố mẹ có thể kịp thời thay đổi. Nếu bố mẹ để con ngủ một mình quá sớm, chúng sẽ dễ có cảm giác bất an, lo lắng, thậm chí có những biểu hiện xấu như cắn tay, mút tay, đây là những thói quen rất khó thay đổi nếu như được hình thành. Và đây còn là những biểu hiện ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Việc cho con ngủ riêng không phải là chuyện một sớm một sớm một chiều, bố mẹ cũng phải xem hoàn cảnh và tự cân nhắc. Sau 3 tuổi, trẻ sẽ dần trở nên ý thức, lúc này cũng là lúc thích hợp để bố mẹ tập cho trẻ ngủ một mình.
Nhìn chung, việc ngủ cùng mẹ trước 3 tuổi rất quan trọng đối với một đứa trẻ. Trong giai đoạn đầu đời nếu có mẹ bên cạnh, trẻ sẽ có đầy đủ cảm giác an toàn, nội tâm của chúng sẽ đủ sức mạnh để thể hiện bản thân. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp chúng mạnh mẽ để hòa nhập với xã hội trong tương lai.