3 lý do khiến mẹ và bé có 'thần giao cách cảm', con có thể nhận ra mẹ trong 'nháy mắt'

Bài học làm mẹ 03/12/2020 07:00

Mẹ có nhận thấy một điều rằng, giữa mẹ và bé có một mối liên quan kỳ lạ. Bé có thể nhận ra mẹ rất nhanh, còn mẹ thì luôn ngập tràn niềm yêu thương khi nghĩ tới con mình.

Rất nhiều người mẹ tự nhận ra rằng, giữa mẹ và bé có một mối liên quan rất kỳ lạ. Khi bé giật mình khóc, chỉ cần nghe tiếng mẹ, được mẹ ôm, bé sẽ tươi cười. Thậm chí, bé có thể nhận ra tiếng nói của mẹ từ xa và đưa mắt tìm kiếm mẹ. Phải chăng mẹ và bé có "thần giao cách cảm"?

Bé nhớ gương mặt mẹ

Khi mới sinh, mắt của bé chưa thực sự tốt, chưa làm quen với thế giới bên ngoài. Từ trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi là giai đoạn thị giác của bé phát triển cao nhất.

Trong giai đoạn này, bé thường được mẹ chăm sóc là chủ yếu, mẹ là người gần gũi, bế bống bé nhiều nhất, vì vậy gương mặt mẹ là gương mặt đầu tiên bé nhớ đến. Khi lớn lên, chỉ cần nhìn thoáng qua bé cũng nhận ra đó là mẹ và nũng nịu đòi mẹ dỗ dành.

3 lý do khiến mẹ và bé có 'thần giao cách cảm', con có thể nhận ra mẹ trong 'nháy mắt' - Ảnh 1

Bé nhớ giọng nói của mẹ

 

Mẹ có biết rằng đến tuần thứ 24 của thai kỳ, thính giác của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển nhanh chóng. Thai nhi càng phát triển thì hệ thống thính giác của bé càng hoàn thiện và bé đã có thể nghe được mọi âm thanh.

Em bé đã ở trong bụng mẹ được gần 10 tháng nên bé quen nhất với giọng nói của mẹ. Sau khi sinh ra, bé có thể không biết giọng nói của người khác nhưng giọng nói của mẹ thì bé nhất định sẽ không quên.

Vì vậy, chỉ cần nghe qua lời mẹ nói, bé đã nhận ra mẹ. Bố bé cần nói chuyện với bé nhiều hơn, ngay cả trong thời gian mang thai để bé quen với giọng nói của bố nhé.

Bé nhớ mùi hương của mẹ

Các bé yêu rất nhạy cảm và có khứu giác nhạy bén. Sau một thời gian ngắn được ở bên mẹ, được mẹ chăm sóc, bé đã quen với mùi của mẹ. Chính vì vậy, nhiều người mẹ chia sẻ rằng khi họ đi làm việc nhà, họ sẽ để lại một chiếc áo của mình ở bên cạnh bé. Bé gửi thấy mùi hương quen thuộc từ chiếc áo sẽ cảm thấy yên tâm và không khóc khi tỉnh dậy.

Dùng đòn roi trừng phạt sẽ tàn phá nghiêm trọng sức khỏe tâm thần của trẻ nhỏ, hậu quả bố mẹ không lường hết được

Không chỉ là đánh đòn, tất cả những hành vi như kéo tóc, lắc mạnh, ép trẻ làm điều gì đó... đều được tính là lạm dụng thể chất và để lại nhiều hậu quả khác nhau.

TIN MỚI NHẤT