Theo các chuyên gia tâm lý, người sinh ra trong gia đình thiếu thốn về tài chính thường có những điểm chung trong thói quen sinh hoạt và cách thể hiện bản thân.
- Tiết lộ tính cách "ai cũng thương" và mối quan hệ đặc biệt với cha dượng của con trai Lê Phương
- Vòng bạc có thực sự phát hiện ra độc tố trong cơ thể?
1. Luôn tiếc đồ ăn, no bụng đói con mắt
Người lớn lên trong gia đình thiếu thốn thường dễ bị lo lắng về việc thiếu thực phẩm. Điều này thể hiện qua thói quen "no bụng đói con mắt," khi họ thường xuyên ăn nhiều hơn cần, dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì.
Những người có xuất thân nghèo khóe thường cảm thấy bất an khi tiêu tiền vào những thứ không thiết yếu cho sự tồn tại. Họ thường áp dụng nguyên tắc "trì hoãn mua sắm," luôn chần chừ trước khi mua những sản phẩm quan trọng.
3. Lo sợ mất việc làm
Sự lo sợ mất việc làm luôn đeo đuổi người con nhà nghèo. Điều này xuất phát từ ý thức rằng một nguồn thu nhập ổn định là quan trọng để tồn tại, dù số tiền đó có nhỏ đến đâu.
4. Kỳ vọng vào phép màu
Người chưa từng gặp khó khăn tài chính thường coi cờ bạc và đánh xổ số như một hình thức giải trí. Ngược lại, những người xuất thân nghèo khó hiểu sự khác biệt giữa đam mê và việc đặt cả hy vọng vào một phép màu.
5. Luôn tự làm mọi thứ
Một đặc điểm thường thấy ở những người lớn lên trong môi trường khó khăn là khả năng tự làm nhiều việc.
Từ việc sửa chữa nhà cửa, đồ đạc cho đến tự cắt tóc, họ thường tự làm nhiều công việc thay vì thuê người khác.
6. Không vứt đi cái gì
Những người xuất thân nhà nghèo hiểu rõ giá trị của tiền bạc, vì vậy họ thường không dễ dàng vứt bỏ bất cứ món đồ gì. Họ tìm cách để tái sử dụng hoặc kéo dài tuổi thọ của đồ vật.
7. Thà lãng phí thời gian còn hơn lãng phí tiền bạc
Họ cho rằng tiền bạc quý hơn thời gian. Họ có thể dành hàng giờ để tìm kiếm các sản phẩm giá rẻ, khuyến mại, hàng tiếng đồng hồ đợi xe buýt thay vì gọi xe taxi.
8. Lo âu khi chờ thanh toán
Người lớn lên trong môi trường khó khăn thường mang theo một tâm lý lo lắng khi thanh toán tại các cửa hàng. Ngay cả khi họ có đủ tiền trong tài khoản, họ vẫn cảm thấy lo lắng về khả năng giao dịch bị từ chối.
9. Thích trả góp
Lo ngại về tương lai không ổn định có thể khiến những người xuất thân nghèo khó thích lựa chọn trả góp thay vì thanh toán một lần. Dù có thể tổng số tiền sẽ lớn hơn, việc chia thành các đợt nhỏ giúp giảm bớt áp lực tài chính.
10. Không đi khám bệnh
Những người từng trải qua khó khăn tài chính thường cảm thấy rằng sức khỏe của họ là một nguồn tài nguyên ít quý giá hơn tiền bạc. Họ thường không dám chi tiêu cho việc chăm sóc sức khỏe cá nhân, kể cả đi khám nha sĩ.
11. Luôn cảnh giác và sợ hãi
Tưởng tượng ra những rủi ro trong mọi tình huống, luôn cảnh giác và không tin tưởng bất cứ ai là những thói quen được hình thành bởi một quá khứ nghèo khó. Họ cũng thường không dám nhận quà, đặc biệt là những món đắt tiền.
(Theo Bright Side)