Cơ quan chức năng đã xác định được danh tính, địa chỉ người lan truyền đoạn clip "tiêm vắc xin Sinopharm tại trường tiểu học Lê Lợi TP Uông Bí". Sự thật về bệnh nhân phải nhờ đến các chiến sĩ hỗ trợ trong clip cũng được tiết lộ.
The Tổ Quốc, UBND tỉnh >Quảng Ninh cho biết, vào ngày 14/9, tài khoản facebook Nguyễn Đức Kim L. đã đăng tải, chia sẻ clip có hình ảnh một người được đưa vào phòng cấp cứu và ghi thông tin mô tả là "tiêm vắc xin Sinopharm tại trường tiểu học Lê Lợi TP Uông Bí". Đoạn clip sau đó được nhiều tài khoản khác trên facebook cũng đã chia sẻ và khiến cho nhiều người dân Uông Bí hoang mang, lo lắng.
Tuy nhiên, lực lượng chức năng TP Uông Bí khẳng định đây là thông tin sai sự thật, bịa đặt, không có cơ sở, thiếu chính xác và gây hoang mang dư luận.
Tìm hiểu thông tin trên clip được biết đây là hình ảnh được người dân ghi lại tại xã Lê Lợi (TP Hạ Long). Trong quá trình sàng lọc trước khi tiêm vắc xin, anh P.V.C. (sinh năm 1974, xã Lê Lợi) có tiền sử >bệnh động kinh nên đã bị co giật. Trước tình huống đó, các lực lượng chức năng đã ngay lập tức đưa anh C. đến phòng y tế của xã để tiến hành sơ cứu.
Sau khi phục hồi, anh P.V.C đã được gia đình đưa về nhà an toàn.
Về phía tài khoản facebook Nguyễn Đức Kim L., Sở Thông tin Truyền thông (TTTT) tỉnh Quảng Ninh cũng đã phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành điều tra, xác minh phát hiện người này có địa chỉ tại Đắc Lắk. Hiện Sở TTTT Quảng Ninh đã có văn bản gửi Sở TTTT tỉnh Đắc Lắk phối hợp để xử lý vi phạm với đối với Nguyễn Đức Kim L. theo đúng quy định của pháp luật.
Như đã đưa tin trước đó, theo VietNamNet, ngay sau khi nằm được thông tin, lực lượng chức năng thành phố Uông Bí khẳng định đây là thông tin sai sự thật. Hình ảnh trong >video clip không phải tại Trường Tiểu học Lê Lợi, thành phố Uông Bí. Bởi lẽ, trong đợt tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 được thành phố tiến hành từ ngày 13/9, trường TH Lê Lợi không được trưng dụng làm điểm tiêm chủng cho người dân nên thông tin trên là không đúng.
Lực lượng chức năng cũng khuyến cáo người dân không đăng tải, bình luận, chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin giả mạo, sai sự thật nói chung, đặc biệt là các thông tin sai sự thật liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19. Những trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.