Mới đây, trong vụ việc võ sư đánh đập vợ dẫn đến ly hôn, người mẹ tiếp tục tố cáo con trai bị bạo hành dã man.
Theo VOV, chị V.T.T.L (SN 1992) cầu cứu khi các con chị, cùng các thành viên trong gia đình bị người chồng cũ là Nguyễn Xuân Vinh (SN 1987) hành hung, đe dọa.
Chị L cho biết, người chồng cũ Nguyễn Xuân Vinh nhiều lần ngăn cấm không cho con gặp mẹ. Mỗi lần thăm gặp, đón con đều là những cuộc chiến và luôn kết thúc trong nước mắt của mẹ và con.
Ngày 28/8/2019, chị L đã rút đơn tố cáo, đồng ý hòa giải và làm thủ tục ly hôn Nguyễn Xuân Vinh. Chị L cho biết, quyết định thời điểm này đưa ra sau khi nhận được cam kết từ phía Nguyễn Xuân Vinh sẽ chấm dứt các lời nói, hành động đe dọa, bạo lực và tạo mọi điều kiện tốt nhất để chị nuôi con. Khi làm thủ tục ly hôn, Toà án Nhân dân quận Thanh Xuân (>Hà Nội) đã ra quyết định để chị nuôi con gái mới sinh là T.A và người chồng cũ nuôi con trai T.B (hiện 11 tuổi). Tuy nhiên, khoảng thời gian gần 4 năm này, chị L không khỏi dằn vặt, hối hận khi tin lời hứa của chồng cũ là con trai sẽ được chăm sóc tốt nhất.
“Sự việc tối 27/12/2022 đã vượt qua giới hạn cuối cùng của tôi - một người mẹ, khi con trai tôi mặc nguyên áo đồng phục trắng, còn đang đeo khăn quàng đỏ, chân không đi tất, chạy xộc vào nhà tôi. Con khóc kể buổi chiều vừa đi học về thì bị bố vứt hết cặp sách xuống nước, đá vào mạng sườn, bắt quỳ ở sân xi măng và đánh, đấm nhiều lần vào đầu... Gia đình nhà nội chứng kiến nhưng không thể ngăn cản. Nguyên nhân là hôm Giáng Sinh con trai tôi xin về với mẹ, anh ta đồng ý, nhưng tối lại nhắn tin cho tôi hẹn gặp. Ngay khi tôi từ chối, anh ta liền nổi giận và trút lên đứa trẻ, bắt con phải về quê ngay, quy chụp con tôi tội nói dối để được đi chơi với mẹ. Mấy hôm sau anh ta về đánh con và đuổi về nhà tôi, từ chối quyền nuôi dưỡng.
Tối đó con không ăn, không ngủ, chỉ luôn nói muốn được sống với mẹ. Nên tôi đã gọi điện cho ông bà nội và các bác để xin phép giữ con ở lại để chăm sóc và được cả gia đình nhà nội ủng hộ”, chị L cho biết.
Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, chị L nhận được điện thoại từ nhà nội cảnh báo Vinh cùng một nhóm người đang mang theo hung khí truy tìm chị để đòi con. Khi đến nhà chị L ở đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, nhóm người đã ở bên ngoài liên tục chửi bới, đe doạ, bắt hai con theo về.
“Các con ở trong nhà vô cùng hoảng sợ và lo lắng, vừa khóc vừa cầu cứu. Không đón được con, anh ta điên cuồng chửi bới, hăm doạ, sỉ nhục cả gia đình, gây rối trật tự khu vực. Trong suốt mấy ngày qua, Vinh liên tục nhắn tin đe dọa, cử người túc trực canh ở đầu ngõ, tôi vì lo lắng sợ hãi nên phải xin nghỉ làm, hai con không được đi học, may nhờ hàng xóm thông báo tình hình bên ngoài nên tôi trốn được ra để đưa con trai đi khám. Con được điều trị ở Bệnh viện Nhi T.Ư, được chẩn đoán rối loạn hoảng sợ, lo âu kịch phát”, chị L cho biết.
Đến ngày 18/1/2023, Vinh bất ngờ tới nhà chị L bắt con gái T.A lên xe ô tô và uy hiếp, chửi bới, đe dọa bắt con trai T.B về nhưng cậu bé chống cự, nhất quyết không đi. Theo chị L, toàn bộ sự việc xảy ra có sự chứng kiến của nhiều cán bộ Công an 113, Công an phường Phương Liệt. Bé T.A bị Vinh giữ từ 18h30 đến 21h ngày 18/1/2023. Cho đến nay, hai cháu nhỏ vẫn rất sợ hãi mỗi khi nhắc tới bố, ảnh hưởng tâm lý vô cùng nặng nề.
Theo Zing News, có thể phân tích việc bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, >sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em”.
Tùy theo kết quả xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của nạn nhân, nghi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích và bị phạt tù lên đến 10 năm tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2017.
Bên cạnh đó, người vi phạm cũng có thể chịu chế tài hình sự về tội ngược đãi, hành hạ con cháu và tội và tội hành hạ người khác tại Điều 185 và Điều 140 Bộ luật Hình sự 2017 với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù.
Điều 13 Bộ luật hình sự 2015 hiện hành (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định trường hợp phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, dù khi gây án người phạm tội ở trạng thái mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
Hành vi sử dụng rượu, bia khi thực hiện hành vi phạm tội được coi là tình tiết định khung tăng khi phạm tội liên quan đến an toàn giao thông, như tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS). Đối với các loại tội phạm khác, người phạm tội thực hiện hành vi trong lúc đã sử dụng rượu, bia không được xem là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt.
Theo Người Lao Động, Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Cụ thể, cha mẹ phải thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, thì hành vi xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em; gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.