Lực lượng chức năng đã huy động rất nhiều tàu, xuồng, thợ lặn hải quân trong đêm tìm người mất tích. Đau lòng hơn thế nữa, 4 hành khách trong chuyến bay gặp nạn được xác nhận trong một gia đình.

Hương Hương (t/h) 07:37 06/04/2023

Theo Báo Lao Động, 5 nạn nhân trên chiếc máy bay trực thăng ngắm vịnh Hạ Long rơi vào chiều 5.4 thì có 4 người trong một gia đình, trú tại Đà Nẵng.

Cụ thể, phi công lái trực thăng là đại tá Chu Quang Minh (SN 1964). 4 du khách trên chiếc trực thăng gặp nạn gồm:

-Ông Hồ Tá Lực (SN 1964), trú tại TP.Đà Nẵng.

-Bà Nguyễn Thị Hội (SN 1963), trú tại TP.Đà Nẵng.

-Bà Hồ Thị Oanh (SN 1962), trú tại TP.Đà Nẵng.

-Bà Phạm Thị Bê (SN 1958), trú tại TP.Đà Nẵng.

Từ tối 5.4, cơ quan chức năng đã huy động các lực lượng, phương tiện cơ động ra vị trí >máy bay rơi, thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn. Ngay trong đêm, thi thể hai người xấu số đã được tìm thấy, đưa lên bờ và chuyển đến Bệnh viện Bãi Cháy, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Máy bay trực thăng Bell-505, số hiệu VN-8650 của Công ty Trực thăng Miền Bắc thuộc Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) do Đại tá Chu Quang Minh điều khiển, chở 4 khách du lịch người Việt Nam bay ngắm cảnh vịnh Hạ Long từ trên cao đã gặp nạn vào lúc 17h15 ngày 5.4.2023.

Lực lượng cứu hộ cứu nạn. Ảnh: Lao Động

Máy bay cất cánh từ đảo Tuần Châu, TP.Hạ Long lúc 16h56. Vị trí máy bay rơi được xác định là tại khu vực giáp ranh giữa vịnh Hạ Long của Quảng Ninh với Cát Bà của Hải Phòng.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã điện chỉ đạo: Binh đoàn 18, Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không-không quân, Hải quân, Bộ Chỉ huy quân sự Hải Phòng, Quảng Ninh, Bộ đội Biên phòng xác minh vụ việc, huy động lực lượng phương tiện tham gia tìm kiếm cứu nạn; cử Đoàn công tác do Thiếu tướng Lã Đại Phong - Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xuống hiện trường phối hợp, chỉ đạo công tác tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích.

Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cũng yêu cầu Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam điều động tàu SAR 411 cơ động đến hiện trường phối hợp với các lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn.

Hình ảnh chiếc máy bay gặp nạn. Ảnh: VietNamNet

Tham gia tìm kiếm cứu nạn, Biên phòng Hải phòng, Quảng Ninh đã điều 34 cán bộ, chiến sĩ; 14 phương tiện (gồm 9 xuồng, 1 tàu, 3 xuồng ngư dân và 1 tàu SAR 411).

Các lực lượng tiếp tiếp theo đang cơ động ra hiện trường (1 tàu, 2 xuồng và 2 đội thợ lặn của Quân chủng Hải quân). Cũng theo Báo Tiền Phong thông tin, tại thời điểm máy bay rơi anh đang neo đậu thuyền gần khu vực hòn Nét, vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước khi máy bay gặp nạn, anh nghe thấy tiếng nổ lớn từ trên trời và một vệt khói lớn ở phía vịnh Lan Hạ (Hải Phòng).

Anh H. V. H. - người đầu tiên gọi điện thông báo sự việc máy bay rơi cho lãnh đạo TP Hạ Long cùng lãnh đạo Ban Quản lý vịnh Hạ Long - cho biết mình không trực tiếp có mặt chứng kiến sự việc, nhưng trước đó được các nhân viên đang làm việc trên vịnh Hạ Long thông báo về sự cố máy bay rơi.

“Ngay khi nhận được thông tin, tôi dặn các anh em di chuyển xuồng đến khu vực máy bay gặp nạn để ứng cứu. Đến thời điểm hiện tại chúng tôi vẫn đang phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng để hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn” - anh H. thông tin.

 

Hương Hương (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe