Đó là một trong những nội dung được Nutifood thông tin trong buổi làm việc chiều ngày 29/3 giữa đại diện Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Đồng Nai với đại diện Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood và các đơn vị có liên quan.

07:42 12/04/2018

Buổi làm việc xoay quanh nội dung kết luận nghi ngời >ngộ độc thực phẩm vào ngày 02/03/2018 tại trường Tiểu học Phạm Văn Đồng và Trường Mầm non Phúc Lộc (xã Phú Lộc, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai).

Đại diện Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood và các đơn vị có liên quan tại buổi làm việc liên quan kết luận thanh tra.

 Tại buổi làm việc, đại diện chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đồng Nai đã thông báo diễn biến vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại trường Tiểu học Phạm Văn Đồng và Trường Mầm non Phúc Lộc (xã Phú Lộc, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Nội dung báo cáo kết luận chỉ ra rằng: “Vụ việc xảy ra tại trường tiểu học Phạm Văn Đồng và trường mầm non Phú Lộc, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai phải nhập viện khi uống sữa ngày ngày 02/03/2018 là hội chứng kích thích dạ dày ruột với sữa tươi. Nguyên nhân là do ngày đầu tiên các học sinh uống sữa tươi 100% - sữa tươi tiệt trùng có đường, dung tích 180ml. Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm sữa phù hợp với QCVN 5-1:2010/BYT”.

Theo biên bản làm việc ghi nhận, Đại diện Công ty cổ phần thực phẩm >dinh dưỡng Nutifood cho biết: Sản phẩm sữa tươi Nutifood lưu hành trên thị trường từ 2014 và từ ngày 12/3 – 21/3/2018 (sau khi xảy ra sự việc hơn 70 học sinh bị nhập viện) “Công ty đã tổ chức tập huấn cho các trường tổ chức uống sữa học đường cho các trường, yếu tố không sử dụng thường xuyên hạn chế men lactaza để phân giải lactoza có trong sản phẩm sữa gây các triệu chứng, trong thời gian dài không uống sữa cũng sẽ giảm việc sản sinh men lactaza”.

Ngay sau khi xảy ra sự việc đáng tiếc nói trên Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood đã đổi sữa mới tại trường Mầm non Phú Lộc, sản phẩm sữa còn lại tại trường Tiểu học Phạm Văn Đồng được cơ quan chức năng địa phương cho phép người lớn sử dụng hết khi có kết quả kiểm nghiệm.

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác thực: “Các học sinh uống sữa chương trình sữa học đường năm 2017 là sữa hoàn nguyên nhãn hiệu Nutifood, sau đó ngưng uống sữa khoảng 30 ngày, đến ngày 02/03/2018 mới bắt đầu uống sản phẩm mới nhãn hiệu Nuti sữa tươi 100%”.

Trước đó, trưa 2/3, Bệnh viện đa khoa huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã tiếp nhận 70 học sinh trường tiểu học Phạm Văn Đồng cấp cứu trong tình trạng đau bụng, nôn mửa sau khi uống sữa học đường. Sau đó, có thêm 3 trẻ mầm non của trường mầm non Phú Lộc tiếp tục nhập viện do uống sữa.

Sự việc trên chưa lắng xuống thì ngày 6/3, có thêm 7 em học sinh lớp 3.2 trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn (ấp 4, xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) cũng phải nhập viện với tình trạng buồn nôn và ói sau khi sử dụng sữa NutiFood.

Các học sinh tiểu học nôn ói sau khi uống sữa uống sữa tươi 100% của Nutifood (Ảnh: Tuổi Trẻ)

 Theo tìm hiểu, số sữa mà các học sinh  sử dụng là sữa thuộc Đề án sữa học đường của tỉnh Đồng Nai. Đề án này được tỉnh Đồng Nai triển khai thí điểm từ cuối năm 2014 với kinh phí hơn 1.300 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện tại toàn bộ các trường, cơ sở mầm non của tỉnh Đồng Nai và khối lớp một của các trường tiểu học thuộc một số huyện. Để thụ hưởng đề án, phụ huynh phải đóng 35% chi phí, số còn lại do doanh nghiệp và ngân sách Nhà nước chi trả.

Ngay sau sự việc ngày 02/03 trường Tiểu học Phạm Văn Đồng vẫn chưa triển khai uống lại chương trình sữa học đường mặc dù các em đã ổn định >sức khỏe. Nhà trường đã tổ chức tuyên truyền vận động để cho các phụ huynh yên tâm cho các học sinh tiếp tục uống sữa học đường.

Chi cục An toàn Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Đồng Nai cũng kiến nghị các đơn vị liên quan tăng cường khâu tổ chức, giám sát, hướng dẫn và cảnh báo những triệu chứng có thể xảy ra khi uống sữa. Đồng thời, Trung tâm Y tế phối hợp với nhà trường tiếp tục theo dõi, xã định thông tin những học sinh còn các triệu chứng đau bụng, nôn ói và báo cáo về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Theo Nhóm PV/Doanh nhân và Pháp luật