Dư luận vụ việc phụ huynh yêu cầu giáo viên quỳ vẫn chưa lắng xuống. Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, giảng viên Khoa Xã hội học – Học viện Báo chí và tuyên truyền, cho rằng: Mối quan hệ giữa nhà trường, học sinh và phụ huynh cần hài hòa.
Bạo lực học đường được nhắc đến nhiều. Không chỉ là bạo lực giữa học sinh với nhau mà còn quan hệ xã hội giữa thầy cô giáo và học sinh (và ngược lại).
Theo bà Tuyết Minh, giáo dục là một quá trình. Trong quá trình đó, khó để ai đó không có những sai lầm. Chúng ta phải từ từ mà trưởng thành chứ không có chuyện bỗng nhiên trưởng thành. Do đó, cá nhân tôi không tán thành việc sử dụng bạo lực (dưới bất cứ hình thức nào) đối với học sinh.
Bà Minh cho rằng: Giáo dục là một quá trình và nên thực hiện quá trình ấy trong hòa bình, tôn trọng và thấu cảm giữa giáo viên và học sinh (và ngược lại). Để có mối quan hệ tốt đẹp đó thì cả giáo viên và học trò đều rèn được các kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng thiết lập mục tiêu; Kỹ năng suy nghĩ tích cực; Kiểm soát cảm xúc - chế ngự cơn giận; Kỹ năng tránh áp lực.... Nói thì dễ mà không dễ thực hiện.
Do đó, theo quan điểm của tôi với tư cách là giáo viên thì giáo viên nên làm đúng chức trách nhiệm vụ của mình, không nên vượt quá vai trò của mình, không phải là mình làm giáo viên thì mình có quyền, mình luôn đúng... nhất là trong bối cảnh giáo dục lấy người học làm trung tâm như hiện nay.
Áp lực làm thay đổi mọi suy nghĩ
Bà Tuyết Minh cho biết thêm: Tuy nhiên, cũng cần có những biện hộ cho những lỗi sử dụng bạo lực với học trò mà trong đó cần tính đến triết lý giáo dục của chúng ta hiện nay là gì? Bệnh thành tích trong giáo dục đã thực sự được cởi bỏ chưa? Bởi vì, áp lực về việc tỷ lệ chất lượng học sinh được xếp loại ở các mục xếp loại khác nhau cũng là áp lực cho giáo viên.
Về phía phụ huynh: Điều tiên quyết là cần giữa mối liên hệ chặt chẽ với trường và thầy cô giáo của con, trao đổi thường xuyên với thầy cô giáo về tình hình của con mình để hiểu con mình hơn và kết hợp với nhà trường trong việc thúc đẩy, hỗ trợ và nâng đỡ cho con mình phát huy được thế mạnh của con… Không phải đợi đến khi nhà trường gọi đến hoặc xảy ra chuyện rồi mới đến la lối.
"Cá nhân tôi không ủng hộ cách hành xử của phụ huynh yêu cầu . Mình muốn con mình thành người tử tế, biết phân biệt đúng sai, thấu hiểu được cha mẹ - thầy cô, chia sẻ với cha mẹ - thầy cô, không phải lấy bạo lực để giải quyết", bà Minh đưa ra quan điểm của mình.
Phụ huynh và giáo viên cần giữ mối quan hệ tốt, đặc biệt là tôn trọng nhau và thống nhất quan điểm trong dạy học trò để phối kết hợp mới nâng đỡ được học sinh.