Thời xưa, thê thiếp của đàn ông khi lấy về thì được gọi là “nạp”. Nạp thiếp có nghĩa là tùy tiện, không cần chú trọng nhiều yêu cầu, tương đối dễ dàng, không cần phải tìm hiểu nhiều.
Không giống như người vợ cả, địa vị của thê thiếp trong> gia đình thời xưa rất thấp, họ hầu hết đều chỉ giống như nô lệ được mua bằng tiền. Vì vậy, không có nghi thức hôn lễ trang trọng khi cưới thê thiếp về nhà.
Thời xưa, thê thiếp của đàn ông khi lấy về thì được gọi là “nạp”. Nạp thiếp có nghĩa là tùy tiện, không cần chú trọng nhiều yêu cầu, tương đối dễ dàng, không cần phải tìm hiểu nhiều. Chỉ cần có tiền, hai bên yêu thương thì có thể trở thành vợ chồng ngay lập tức.
Dù vợ lẽ chỉ là nô lệ trong gia đình nhưng không nên coi thường người vợ lẽ được sủng ái trong lịch sử, có nhiều trường hợp người thê thiếp được sủng ái mà người vợ cả lại bị thất sủng. Vậy tại sao người vợ cả lại tìm thê thiếp cho chồng mình và tìm tình địch cho mình?
Kế tục hương hỏa, thể hiện địa vị
Trong lịch sử, địa vị của thê thiếp cũng được chia thành nhiều loại, một loại rất đặc biệt là của hồi môn của phụ nữ.
Thời xưa có tục gả chồng cho các công chúa khi sang nước khác lấy chồng, những người chị em thân thiết cũng sẽ được gả làm thê thiếp. Kiểu thê thiếp này cũng là một loại của hồi môn dành cho công chúa khi đi lấy chồng.
Vào thời nhà Minh - Trung Quốc, do ảnh hưởng của môi trường> xã hội, một số phụ nữ thậm chí còn chủ động dùng của hồi môn lấy vợ lẽ cho chồng nhằm thể hiện đức hạnh.
Trong xã hội phong kiến, việc phụ nữ phải chủ động lấy thê thiếp cho chồng cũng rất quan trọng, tức là phụ nữ có địa vị thấp, đàn ông phải ở trên cao hơn phụ nữ.
Người vợ cả chủ động giúp chồng lấy thê thiếp, không phải không có ý lấy lòng chồng. Và việc kế thừa hương hỏa là một việc rất quan trọng thời xưa, hầu như gia đình nào cũng có nhiều con cháu. Nếu người vợ cả không có con thì phải nạp thê thiếp để sinh con kết thừa hương hỏa cho gia đình.
Thời xưa, chỉ có tầng lớp sĩ phu mới được hưởng chế độ tam thê tứ thiếp, đây cũng chính là độc quyền của xã hội thượng lưu.
Sự khác biệt trong cách đối xử với vợ và thê thiếp
Để tránh tổn hại đến quyền lợi của người vợ cả, các triều đại trước đây đều có những quy định liên quan về vấn đề này, chẳng hạn, con cái của vợ lẽ phải thừa nhận người vợ cả là mẹ hợp pháp của mình.
Vào thời nhà Minh, việc người con có thừa nhận mẹ ruột của mình hay không là tùy thuộc vào thái độ của người mẹ cả, để đảm bảo quyền lợi của người vợ cả. Luật “Đại Minh” quy định: “Nếu người vợ hợp pháp đã ngoài năm mươi tuổi mà không có con nối dõi thì lấy con trai cả của vợ lẽ làm trưởng tử”.
Không chỉ về mặt con cái, địa vị của vợ lẽ cũng rất khác so với vợ cả. Trong thời phong kiến, thân phận của thê thiếp được xác định như sau: “Vợ lẽ là người hầu hạ người khác. Vợ cả là người hòa hợp với chồng”.
Địa vị của người vợ cả ngang bằng với chồng và được pháp luật bảo vệ. Các thê thiếp thường phải nhìn mặt người vợ cả mà sống. Vì vậy, vợ cả cũng không quan tâm chồng mình có bao nhiêu thê thiếp, dù sao đối với họ mà nói thì chỉ có thêm mấy người hầu, nếu không thích cũng có thể loại bỏ họ.
Sự chênh lệch về địa vị giữa vợ và thê thiếp
Xét về địa vị và xuất thân, những gia tộc lấy thê thiếp thời cổ đại phần lớn đều có điều kiện tốt, ở những gia đình như vậy, mâu thuẫn gia đình đặc biệt nghiêm trọng, địa vị của người vợ cả đương nhiên không phải tầm thường. Có gia đình bố mẹ quyền lực ở đằng sau để người vợ cả nhờ cậy vào. Do vậy, họ đương nhiên sẽ không lo lắng về việc bị bắt nạt.
Trong khi đó, thê thiếp thường là chiến lợi phẩm, là con của các vị quan đang mang trọng tội. So với các thê thiếp, người vợ cả cũng được pháp luật bảo vệ nhiều hơn. Nếu chồng đánh chết vợ cả thì yêu cầu phải đền mạng, nhưng nếu đánh chết tiểu thiếp thì người chồng chỉ bị đánh một trăm gậy và bị giam thêm ba năm nữa. Nếu người xung quanh có mối quan hệ tốt lại thích thê thiếp của họ, thì người thê thiếp có thể bị cho đi làm quà và không có một chút quyền hạn nào.
Tuy nhiên, vợ cả nạp thê thiếp cho chồng chỉ có ở thời xã hội phong kiến. Ngày nay thời thế thay đổi, luật pháp chỉ chấp nhận mối quan hệ gia đình hợp pháp là một vợ một chồng.