Ít phút trước khi xảy ra sự việc, trung tá Lâm còn được mẹ gọi điện nhắc nhở: 'Trời mưa to quá con ơi, con đi làm cẩn thận nhé'.
Theo thông tin từ báo Thanh Niên, ngày 9/9, trước khi >bão số 3.đổ bộ, 100% quân số của Công an P.Nguyễn Phúc (TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái) được lệnh ứng trực để sẵn sàng cứu hộ cứu nạn, giúp nhân dân bị lũ lụt, sạt lở di dời tài sản, trong đó có trung tá Hoàng Mạnh Lâm, Phó trưởng Công an P.Nguyễn Phúc.
20 giờ cùng ngày, trung tá Phúc nhận cuộc gọi của mẹ là bà Dương Thị Diệu. Trong cuộc gọi, bà Diệu dặn con: "Trời mưa to quá con ơi, con đi làm cẩn thận nhé". Trung tá Phúc trấn an: "Mẹ cứ yên tâm, con biết mà", sau đó cùng đồng đội đi làm nhiệm vụ mà không nghĩ đây là lần cuối anh được nghe giọng nói của mẹ.
Hôm đó, anh Hoàng Văn Tám (em trai trung tá Lâm) là quân nhân về nghỉ phép nên trung tá Lâm cũng yên tâm phần nào vì mẹ không phải ở nhà một mình như mọi ngày.
Khoảng 0 giờ ngày 10/9, trung tá Lê Chí Thành, Trưởng công an P.Nguyễn Phúc, nhận điện thoại thông báo nhà trung tá Lâm ở khu Minh Bảo (P.Minh Tân, TP.Yên Bái) bị đất đá sạt lở vùi lấp, bên trong có mẹ và em trai trung tá Lâm.
Chưa kịp định thần, trung tá Thành tiếp tục nhận tin nước lên cao, toàn bộ căn nhà của anh đã chìm sâu trong nước. Vợ con anh đã thoát ra bên ngoài nhưng tài sản của gia đình đã bị nước nhấn chìm.
Trung tá Nguyễn Viết Chí, Trưởng công an P.Minh Tân, cho biết vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 21 giờ ngày 9/9. Lúc này nước lên quá nhanh và chảy xiết nên các lực lượng cứu hộ không thể tiếp cận, toàn bộ khu vực bị cô lập hoàn toàn bởi dòng nước lũ… Trong tình huống ấy, Công an P.Minh Tân phải liên hệ với những người hàng xóm của bà Diệu để tổ chức cứu nạn, cứu hộ trong thời gian sớm nhất.
Dưới cơn mưa tầm tã, những người hàng xóm nỗ lực dùng tay, dùng xẻng kiếm tìm trong nước mắt nhưng đến 3 giờ ngày 10/9, cuộc tìm kiếm 2 người bị nạn vẫn trong vô vọng…
Khoảng 9 giờ ngày 10/9, lực lượng cứu nạn cứu hộ của Công an TP.Yên Bái và Công an P.Minh Tân mới có thể tiếp cận hiện trường vụ sạt lở. 11 giờ cùng ngày, trung tá Lâm mới có thể về nhà.
Phép màu đã không đến, gần 19 giờ ngày 10/9, thi thể mẹ và em trai trung tá Lâm được tìm thấy. Trung tá Lâm đau xót tự tay tắm rửa cho mẹ và em trai lần cuối rồi nhờ mọi người chuẩn bị hậu sự.
Đám tang của bà Diệu và anh Tám được tổ chức trong điều kiện khó khăn của vùng lũ. Những người thân, đồng đội của trung tá Lâm chưa kịp đến thắp nén nhang thơm, vì họ vẫn đang căng mình giúp dân, khắc phục hậu quả thiên tai.
Dẫn tin từ Tạp chí Gia Đình Việt Nam, thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, số người chết và mất tích do bão số 3 tính đến ngày 13/9 là 336 người, 823 người bị thương trên toàn quôvs.
Trong đó, Lào Cai là địa phương có nhiều người chết và mất tích do bão, mưa lũ và sạt lở với 179 người (98 người chết, 81 người mất tích). Cụ thể, huyện Bảo Yên (110 trường hợp), Sa Pa (9 trường hợp), Bát Xát (17 trường hợp), Si Ma Cai (7 trường hợp), Bắc Hà (34 trường hợp), Văn Bàn (2 trường hợp).
Cao Bằng có 52 người chết và mất tích (43 người chết, 09 người mất tích). Tỉnh Yên Bái: 50 người (48 người chết, 02 người mất tích) gồm: Thành phố Yên Bái 21, Lục Yên: 14, Văn Yên 09, Văn Chấn 02, Trấn Yên 04. Tỉnh Quảng Ninh: 15 người chết; Phú Thọ: 11 người (01 người chết do sạt lở đất; 01 người chết do lũ; 08 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 01 người mất tích do lũ); Hòa Bình: 07 người chết do sạt lở đất; Tuyên Quang: 05 người chết do lũ…
Số người bị thương 823 người, trong đó: Quảng Ninh 536, Hải Phòng (49 người), Hải Dương (05 người), Hà Nội (23 người), Bắc Giang (07 người), Bắc Ninh (52 người), Hà Giang (01 người), Lạng Sơn (10 người), Lào Cai (76 người), Yên Bái (30 người), Cao Bằng (17 người), Phú Thọ (07 người), Bắc Kạn (03 người), Hoà Bình (03 người), Vĩnh Phúc (02 người), Thanh Hoá (02 người).
Tính đến thời điểm hiện tại, các địa phương đã sơ tán tổng cộng 74.536 hộ dân/130.246 người phải di dời đến nơi an toàn. Bão và mưa lũ đã làm 136.705 nhà bị hư hỏng, 67.653 nhà bị ngập; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông, trạm phát sóng di động bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị thiệt hại.
Bão số 3 cũng khiến 202.094 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại (tăng 6.165ha); 39.298 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại (tăng 5.288ha); 22.288 ha cây ăn quả bị hư; 1.848 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi, 4.594 con gia súc, 1.786.872 con gia cầm bị chết.