Vụ việc xảy ra không ai mong muốn, và đây cũng là một trong những trường hợp hết sức đặc biệt, địa phương đã cố gắng tiếp cận trong thời gian sớm nhất.
Theo thông tin từ Báo Tuổi Trẻ, trả lời câu hỏi tại hiện trường, ông Đoàn Tấn Bửu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho hay: ‘Đây là tình huống tai nạn rất hiếm gặp, rất hy hữu, không ngờ được. Do đó các biện pháp lúc đầu là tập trung cứu sống bé. Sau đó, thấy khó khăn nên tỉnh triển khai các biện pháp khác.
Dù có lúng túng, bất ngờ nhưng các lực lượng vẫn tìm mọi cách để tiếp cận cứu bé. Thật ra lúc đầu địa phương tính giải cứu bé thực hiện theo phương án tại chỗ. Sau đó, Đồng Tháp đã có văn bản gửi Quân khu 9, các bộ, ngành. Ngay từ lúc đầu, Đồng Tháp biết đây là việc khó nên tỉnh có báo cáo xin ý kiến trung ương, các bộ ngành và các chuyên gia hỗ trợ'.
Theo ông Bửu, biện pháp thi công gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa hình, thiết bị, công cụ… nhưng các lực lượng vẫn nỗ lực mọi giá để cứu bé, không bị gián đoạn. Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Tháp thừa nhận có lúng túng, bất ngờ lúc đầu khi tính tự cứu bé trai lọt xuống trụ bê tông, sau đó đã đề nghị Quân khu 9, các bộ, ngành nhờ chi viện.
Nói về tình trạng bé trai lọt vào trụ bê tông hôm 31/12, ông Đoàn Tấn Bửu cũng có những dự đoán, bé rơi vào trụ bê tông có lòng trụ hẹp, rất có thể bị đa chấn thương nên tiên lượng rất xấu.
Chia sẻ trên Dân Trí, khi nghe tiếng gọi cứu của Hạo Nam, anh Tuấn Em bàng hoàng, lúng túng và chỉ kịp nói "chờ chú".
Theo VnExpress, hay tin bé Hạo Nam gặp nạn, nhiều người dân gần đó mang thiết bị đến hỗ trợ. nhóm cứu hộ tiếp tục cột đèn pin vào một trong những ống oxy đưa xuống vừa hy vọng trông thấy, vừa giúp bé nếu còn tỉnh sẽ thấy mà đưa ống thở vào miệng. Tuy nhiên, dù phía trên mọi người hết sức nỗ lực, phía dưới cọc bêtông là khoảng không im lặng.
Cố giữ tia hy vọng, một người trong nhóm công nhân tại hiện trường tức tốc chạy sang UBND xã báo công an. Anh Đặng Văn Giang, công an xã cùng đồng nghiệp vội vã lên xe máy đến hiện trường: “chúng tôi cố gắng bơm oxy xuống cọc bêtông với hy vọng còn nước còn tát", anh Giang nhớ lại.
Cũng theo Thanh Niên, trước đó nữa là khoảng thời gian căng thẳng tột độ trong 2 ngày 1 và 2.1.2023 khi việc thực hiện khoan rồi lồng ống vách thép được đặt vào cọc móng bê tông với phương án sẽ rút ống cọc, cứu nạn cho Hạo Nam. Khi đó, ống được rút lên bằng thiết bị chuyên dụng để kéo cọc móng lên, cứu nạn bé Nam. Lực lượng cứu hộ căng mình, chạy đua với thời gian.
“Công tác cứu hộ em bé tại hiện trường, từ hôm qua đến sáng 3.1 được các đơn vị cứu hộ tập trung các biện pháp kỹ thuật đặt ống vách thép có chiều cao khoảng 14 mét, sâu xuống lòng đất bao quanh trụ ống bê tông mà bé Hạo Nam kẹt trong đó. Sau khi đặt ống, các đơn vị thi công thực hiện khoan nhồi để làm tơi đất nhằm giảm áp lực ma sát trực tiếp vào thành cọc, bơm hút đất lên để giảm áp lực ma sát đến khi thấy đủ điều kiện sẽ sử dụng thiết bị cẩu công suất lớn để rút ống này lên khỏi mặt đất để thực hiện các biện pháp cứu hộ tiếp theo". Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin.
Tia hy vọng của nhiều người dần tắt khi nhiều ngày trôi qua công tác cứu hộ huy động tổng lực nhân sự, thiết bị song không thành. Tối 4/1, tỉnh Đồng Tháp thông tin >bé Hạo Nam tử vong sau khi liên ngành y tế, pháp y và chính quyền hội chẩn dựa trên cơ sở, bằng chứng thu thập được.
Gần bảy ngày sau tai nạn thương tâm, người dân ấp 2, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, chưa hết bàng hoàng. Năm trước cha mẹ bé Hạo Nam thất bát vụ ớt, nợ nần cả trăm triệu đồng và là một trong những hộ khó khăn của địa phương. Không nản lòng, họ trồng tiếp 1.000 m2 ớt sau nhà mong đủ miếng ăn cho 4 người. Nhà nghèo, 10 tuổi đầu, Nam chỉ nặng 20 kg, bằng đứa bé 3-4 tuổi.
Sự việc bé Hạo Nam qua đời khiến nhiều người xót thương, mong cầu bình an cho bé và gia đình.