Một người phụ nữ liên hệ với chính quyền địa phương xin cứu trợ. Tuy nhiên, khi đến nơi, cán bộ phát hiện cảnh tượng không ngờ.
Dịch bệnh hoành hành trên cả nước, cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp hỗ trợ người dân, nhất là về lương thực, thực phẩm. Thế nhưng, một số ít các trường hợp như gia đình dưới đây lại khiến nhiều người ngán ngẩm. Được biết, một người phụ nữ đã năm lần bảy lượt gọi lên tận huyện, thậm chí còn đăng Facebook kể về tình hình thiếu lương thực của gia đình. Ngay sau biết được thông tin, chính quyền xã đã nhanh chóng cử người đến tận nơi hỗ trợ.
Mở đầu đoạn clip, người phụ nữ trình bày với cán bộ về những khó khăn mà gia đình gặp phải. Cán bộ sau đó đã đi vào nhà để hỏi thăm người người thân của chị. Tuy nhiên, tại đây, họ lại nhìn thấy cả chục túi gạo cùng nhiều thùng mì tôm được xếp chồng lên nhau. Ngay lập tức, người phụ nữ giải thích: "Em mới đi xin về, mấy bà phật tử họ cho gạo đó".
Người cán bộ vẫn hỏi lại: "Vậy gia đình mình đã đảm bảo lương thực đợt dịch này chưa, như vậy có đủ không?, thì chị này mới tiếp tục giải thích: "Thì nói chung là cũng đủ nhưng mà em gọi cho huyện là em xin hồi trước xã có trợ cấp 5kg gạo rồi... Còn cái này là mấy phật tử người ta cho"
Theo Pháp luật & Bạn đọc, khi cán bộ cũng hỏi về việc tiền nhà nước hỗ trợ chống dịch, người phụ nữ cho biết đã nhận đủ 1.5 triệu đồng và dùng một phần số tiền này để sắm sửa sách vở cho con cái.
Qua khảo sát thực tế, gia cảnh người cảnh người phụ nữ này không khó khăn như phản ánh. Nhưng các cán bộ vẫn giữ thái độ nhẹ nhàng, còn nói với người phụ nữ nếu có khó khăn gì có thể báo cáo lại với chính quyền địa phương.
Hiện chưa biết thực hư câu chuyện thế nào, những gì người phụ nữ nói có thật hay không. Tuy nhiên, ngay sau khi được đăng tải, đoạn clip đã nhanh chóng chóng thu hút được rất nhiều bình luận trái chiều. Một số người tỏ ra bất bình với những trường hợp miệt mài xin cứu trợ dù còn khá nhiều gạo và thực phẩm như vậy. Một số người khác cũng cho biết nếu không thực sự quá thiếu thốn xin hãy nhường lại cho những hoàn cảnh khó khăn hơn.