Vào ngày 22/3, sản phụ T.T.K.T (38 tuổi, ấp Thạnh Hoà, xã đảo Thạnh An) có nguy cơ cao tiền sản giật, cần tiến hành hồi sức và khẩn trưởng chuyển sản phụ vào đất liền càng sớm càng tốt.

Minh Thư (TH) 10:29 23/03/2023

Theo thông tin từ VTC News, vào khoảng 16h ngày 22/3,> sản phụ T.T.K.T (38 tuổi, ấp Thạnh Hoà, xã đảo Thạnh An) khi đang làm việc tại nhà thì có dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt. Sau đó, sản phụ được người thân nhanh chóng đưa vào Trạm y tế xã đảo Thạnh An để điều trị.

Sau khi thăm khám, đội ngũ y tế của Trạm y tế xã đảo Thạnh An xác định, sản phụ có dấu hiệu tăng huyết áp (140/90 mmHg), có tiền căn đái tháo đường thai kỳ, hen phế quản. Sau khi đo đường huyết, nồng độ oxi máu (SpO2) thì cho ra kết quả bình thường. Tuy nhiên, qua kết quả theo dõi bằng doppler tim thai, bác sĩ phát hiện tim thai không ổn định và có dấu hiệu suy tim thai.

Nữ hộ sinh Phạm Thị Trang chăm sóc cho sản phụ T.T.K.T trong quá trình di chuyển vào đất liền bằng cano. Ảnh Trạm y tế Thạnh An cung cấp.

Sau khi thăm khám, đội ngũ y tế của trạm xác định, sản phụ có dấu hiệu tăng huyết áp (140/90 mmHg), có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, hen phế quản - Ảnh: VTC News

Nhận thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ Luân Thanh Trường đã hội chẩn qua điện thoại với ThS.BS Trần Ninh Bảo Thi, Phó Giám đốc Bệnh viện huyện Cần Giờ xác định, sản phụ có nguy cơ cao tiền sản giật, cần tiến hành hồi sức (thuốc, dịch truyền) và khẩn trưởng chuyển sản phụ vào đất liền càng sớm càng tốt.

Ngay sau đó, bác sĩ Luân Thanh Trường đã cử bác sĩ Đào Xuân Tùng (bác sĩ tăng cường từ Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM) và nữ hộ sinh Phạm Thị Trang (tăng cường từ Bệnh viện huyện Cần Giờ) đưa bệnh nhân từ xã đảo vào đất liền bằng cano. Cùng thời điểm, Bệnh viện huyện Cần Giờ đã điều động xe cứu đến bến đò để đón sản phụ.

Đến 17h cùng ngày, cano chở sản phụ cùng đội ngũ y tế của Trạm y tế xã đảo Thạnh An đã đến đất liền và khẩn trương đưa bệnh nhân lên xe cấp cứu để vào điều trị kịp tời tại Bệnh viện huyện Cần Giờ.

Nữ hộ sinh Phạm Thị Trang chăm sóc cho sản phụ T.T.K.T trong quá trình di chuyển vào đất liền bằng ca nô - Ảnh: Báo Lao Động Thủ Đô
Các cán bộ y tế của trạm phải khiêng bệnh nhân ra bến đò và thời gian di chuyển từ xã đảo đến đất liền mất khoảng 45 phút - Ảnh: Báo Lao Động Thủ Đô

Theo thông tin từ báo Lao Động Thủ Đô, bác sĩ Luân Thanh Trường cho biết, do xã đảo Thạnh An có khoảng cách khá xa với đất liền nên thời gian đưa bệnh nhân đi cấp cứu mất từ 20-25 phút. Trong điều kiện thời tiết xấu, thời gian di chuyển có thể lâu hơn và tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cho cả đội ngũ y, bác sĩ và bệnh nhân.

Bác sĩ Luân Thanh Trường cũng cho biết, nhờ sự quan tâm của các cấp, ngành nên thời gian chuyển viện cho các bệnh nhân đã rút ngắn hơn rất nhiều. Trước đây khi chưa có xe điện, cano,... các cán bộ y tế của trạm phải khiêng bệnh nhân ra bến đò và thời gian di chuyển từ xã đảo đến đất liền mất khoảng 45 phút.

Minh Thư (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe