Như một lời cam kết với học sinh mầm non và tiểu học Thủ đô, trong 10 ngày đầu tháng 12, tất cả giáo viên các trường tham gia chương trình sữa học đường đang tham gia tập huấn mọi nhiệm vụ, công tác cụ thể để triển khai chương trình này tốt nhất. Với mục tiêu phấn đấu hơn 90% số học sinh mầm non và tiểu học được thụ hưởng những giọt sữa tinh khiết chuẩn mực toàn cầu, Hà Nội coi đây chiến lược vươn cao tầm vóc, trí tuệ của công dân thủ đô tương lai.
Dân chủ trao đổi, bài bản triển khai
Những ngày đầu tháng 12 này ở đa số các trường mầm non, tiểu học tại Hà Nội, công việc của nhiều cô giáo như bận rộn và sôi động hơn khi họ được tập huấn thêm những kỹ năng chăm sóc học sinh tiểu học và mầm non chuyện uống sữa! Có người nói mỗi chuyện cho trẻ uống sữa không thôi sao cứ phải phức tạp? Nhưng trong mắt các thầy cô giáo và đặc biệt là những người có trách nhiệm thực hiện một chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước về con người tuyệt đối không thể coi đây là chuyện cỏn con. Khỏi nói đến chuyện phải minh bạch, công khai đấu thầu theo chuẩn mực quốc tế về lựa chọn nhà cung cấp, sức ép ba bề bốn bên nhưng vẫn phải lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm tốt và an toàn nhất, li ti việc triển khai cũng đòi hỏi phải bài bản, tâm sáng. Vì thế các cô giáo phải học, phải được tập huấn bởi chuyên gia >dinh dưỡng, chuyên gia an toàn vệ sinh, quản lý điều hành… Cụ thể nhất là tất cả các cô giáo, nhà trường đều phải cân đối lại giờ uống sữa trong thời gian biểu các bữa ăn của học sinh bán trú tại trường một cách hoa học; dạy học sinh cách thức lắc đều hộp sữa trước khi uống; coi xét thương hiệu nhãn mác sữa trước khi phát cho trẻ, thu gom vỏ sữa phục vụ tái chế; bố trí nơi lưu trữ sữa tại trường theo chuẩn mực…Mọi chuyện đều không thể lơ là.
Sự chuẩn bị của các trường theo chỉ đạo của lãnh đạo TP Hà Nội mà cụ thể là Sở Giáo dục & Đào tạo Nà Nội cùng cán bộ y tế, chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành cho thấy thái độ nghiêm cẩn, đầy trách nhiệm của họ với tương lai trẻ em Hà Nội. Những việc làm này công khai, khoa học theo quy định về đấu thầu đủ để bày sàng mọi sơ sở tình, lý để chạy một chương trình hiệu quả. Đó là tất cả câu trả lời cho những ý kiến trái chiều, tranh luận, còn nghi ngờ về giá trị, tính thực tế của chương trình sữa học đường lần đầu tiên triển khai trên quy mô lớn ở Hà Nội.
Lý giải cho sự tranh luận hết sức sôi nổi ở nhiều diễn đàn về chương trình sữa học đường Hà Nội khi chương trình này bắt đầu được khởi động, một giáo viên cho biết, điều đó thể hiện không khí dân chủ, quyền được biết và mối quan tâm của họ đến con trẻ và ngành giáo dục. Dân chủ trong trao đổi càng được phát huy thì chất lượng chương trình sẽ càng tốt. Bởi rõ ràng nhiều phụ huynh chưa đăng ký cho con tham gia chương trình vì thiếu thông tin rõ ràng về việc con họ sẽ được uống sữa của hãng nào, doanh nghiệp nào cung cấp; mức độ an toàn đến đâu?… giờ đây đã hoàn toàn vững tâm để đồng hành với chương trình.
Dù đa số các bậc phụ huynh, thầy cô giáo đã yên tâm khi Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội công bố tên doanh nghiệp trúng thầu cung cấp sữa cho chương trình sữa học đường lớn nhất ở Hà Nội này, các cấp chính quyền của gần 20 quận, huyện toàn thành phố vẫn phải triển khai từng bước đi bài bản, căn cơ. Để chương trình có thể triển khai ngay vào đầu tháng 1/2019, các quận, huyện phải tổ chức xong hội nghị với đại diện các trường, chính quyền phường, xã, y tế…trong trước ngày 10/12.
Tại quận Ba Đình, trái tim của Thủ đô, ông Nguyễn Quang Trung, Phó Chủ tịch UBDN quận này đã thực hiện tinh thần triển khai hết sức khẩn trương và cặn kẽ: “Triệu tập” lãnh đạo 14 phường; lãnh đạo chuyên viên của phòng giáo dục; Hiệu trưởng, kế toán, cán bộ y tế và không thiếu đại diện cha mẹ học sinh của toàn bộ các trường tiểu học, trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ công lập và tư thục để dự hội nghị tập huấn triển khai chương trình sữa học đường. Lãnh đạo quận này mời cả chủ các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục đến dự hội nghị. Điều này cho thấy: Hà Nội thực lòng trách nhiệm muốn từng giọt sữa có được từ ngân sách thành phố (50%), từ đóng góp thực tâm của doanh nghiệp (23%) và phần còn lại của phụ huynh học sinh đến được với tất cả các em học sinh.
Khi thực tế được triển khai chặt chẽ, đó không chỉ là câu trả lời cho dân về trách nhiệm của chính quyền, mà còn là tấm gương, là sự thể hiện tầm nhìn để trong tương lai rất gần, Thủ đô phải quốc tế hóa được chiều cao tầm vóc và trí tuệ công dân. Theo Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, nguyên chuyên gia Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Hà Nội thực hiện chương trình sữa học đường chậm hơn so với nhiều nước, song “chậm còn hơn không”. Ông Dũng cho biết, khi triển khai cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ em dưới 6 tuổi ở khu vực nông thôn, vì đến nay, Hà Nội vẫn còn nhiều trẻ nông thôn chưa đủ sữa, loại thực phẩm dễ hấp thụ để phát triển chiều cao. Điều mà Bác sỹ Dũng lưu ý có lẽ cũng chính là lý do, các sở, ngành Hà Nội rất khẩn trương triển khai chương trình nhân văn này, nhất là khi sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, đến nay, Thủ đô vẫn còn 4000 hộ nghèo; 15 huyện, thị xã có hộ nghèo, trẻ em khó khăn vẫn cần giúp đỡ.
Đã yên tâm khi hãng sữa được chọn cho chương trình
Cuối tháng 11/2018, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (>Vinamilk) trúng thầu cung cấp sữa cho Chương trình sữa học đường ở Hà Nội năm 2018 – 2020. Đây là lúc các thầy cô giáo có đầy đủ thông tin hơn để giải thích ý nghĩa của sữa học đường chất lượng quốc tế cho phụ huynh lựa chọn, yên tâm để con tham gia chương trình. Kết quả đấu thầu công khai của Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã công bố đầy đủ thông tin cơ bản về doanh nghiệp được lựa chọn: Uy tín trên thương trường nội và quốc tế, quy mô trang trại, thị phần, năng lực sản xuất, chất lượng sản phảm, điều kiện phân phối đều đạt và vượt yêu cầu của bên mở thầu. Rất nhiều trường mầm non, tiểu học tại Hà Nội trong hàng chục năm qua đã mua qua nhà cung cấp sản phẩm sữa của Vinamilk dành cho trẻ uống trong bữa xế chiều. Cô giáo của mộ trường tiểu học ở Cầu Giấy cho biết, đã rất yên tâm với sản phẩm mà ngành lựa chọn để thực hiện chương trình sữa học đường cho 2 năm tới.
Vinamilk là doanh nghiệp trúng thầu chương trình với kinh phí gần 4.000 tỷ đồng. Vinamilk tăng mức hỗ trợ lên 23% so với 20% như đề án đưa ra. Vinamilk cũng đã là doanh nghiệp triển khai Quỹ sữa Vươn Cao Việt Nam nhiều năm qua trên phạm vi cả nước.
“Cái tên Vinamilk được công bố trúng thầu chương trình sữa học đường Hà Nội 2018-2020 đã xua tan nỗi lo của một số cha mẹ học sinh còn băn khoăn. doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế này, có nhà máy đặt ngay cả tại đất Mỹ, Newzealand, Campuchia…sản xuất hàng triệu sản phẩm mỗi ngày cho người dân của Mỹ và xuất khẩu sang nhiều nước tiên tiến trên thế giới dùng, thì không thể không an toàn tuyệt đối cho trẻ em Việt Nam”, cô giáo này nói.
Một cô giáo cấp tiểu học ở phường Thành Công, Ba Đình, Hà Nội nói với PV: “Tôi rất thích hai chương trình mà Thành phố Hà Nội đang triển khai. Đó là trồng 1 triệu cây xanh trên các tuyến phố, tuyến đường và Chương trình sữa học đường năm 2018-2020. Đây là hai chương trình tôi nghĩ sẽ đem lại lợi ích thật sự và bền vững cho các thế hệ mai sau và cho đất nước. Chương trình Sữa học đường thì cung cấp điều kiện về dinh dưỡng giúp cải thiện tình trạng thể chất của các em, còn chương trình trồng cây xanh thì sẽ đem lại cho các em một môi trường xanh và sạch để các em yên tâm vui chơi, học tập và cũng góp phần hỗ trợ cho sợ phát triển toàn diện cho các em về lâu dài".
Đề án "Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2018-2020" được UBND TP Hà Nội phê duyệt để triển khai từ năm học 2018 đến hết năm 2020. Mục tiêu của đề án là trên 90% số trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa...
Trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học sẽ được uống sữa tươi 5 lần/tuần (tức mỗi ngày một lần), mỗi lần 1 hộp 180ml, có giá 6.800 đồng. Chi phí cho mỗi hộp sữa sẽ được ngân sách hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, phụ huynh đóng góp 50%. Theo kế hoạch, từ tháng 1/2019, hơn 1,54 triệu trẻ em mẫu giáo và hơn 2,36 triệu học sinh tiểu học ở Hà Nội sẽ bắt đầu được uống sữa học đường.
”