Các phương tiện chỉ lên xuống tại 3/7 nút giao gồm cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, quốc lộ 1 đoạn xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai và điểm đầu ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
- Quảng Ngãi: Thương tâm 3 em học sinh đuối nước trong lúc chơi đùa, là anh em họ hàng
- Thời hạn thi hành án tử mà nhiều người quan tâm
Ngày 29/4, tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo trung ương, bộ, ngành và địa phương thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây.
Sau Lễ khánh thành, khoảng 11h30 cùng ngày, những đoàn xe đầu tiên đã lưu thông vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Thời gian đầu vận hành, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây tạm thời chưa thu phí các phương tiện.
Các phương tiện muốn di chuyển hết 99km tuyến cao tốc này vẫn phải có thẻ thu phí tự động ETC. Hiện tại tuyến cao tốc này vẫn chưa có trạm dừng chân và trạm xăng.
Như vậy, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây chính thức được thông xe, thời gian đi lại giữa TP.HCM với Phan Thiết (Bình Thuận) được rút ngắn từ 4-5 giờ xuống còn khoảng 2,5 giờ.
Việc thông xe tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây không chỉ giúp giảm thời gian đi lại, giảm ùn tắc mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. Đặc biệt, khánh thành tuyến cao tốc đúng dịp 30/4, 1/5 và Giỗ Tổ Hùng Vương giúp người dân đi du lịch thuận lợi hơn trong kỳ nghỉ Lễ dài ngày.
Các phương tiện chỉ lên xuống tại 3/7 nút giao gồm cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, quốc lộ 1 đoạn xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai và điểm đầu ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
Được khởi công xây dựng từ tháng 9/2020 với tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đi qua 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận dài 99km được chia thành 4 gói thầu với quy mô mặt đường hơn 32m, gồm 6 làn xe, vận tốc 120km/h.