Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Hiện nay, mực nước tại khu vực ven biển phía Tây của Nam Bộ đang ở mức cao.
Theo thông tin từ Sức khỏe và Đời sống: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay (16/9), dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 15-18 độ Vĩ Bắc nối với áp thấp nhiệt đới hồi 1h ngày 16/9 có vị trí ở khoảng 16.8-17.8 độ Vĩ Bắc, 125.1-126.1 độ Kinh Đông; kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh đang gây mưa rào và dông ở khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan.
Ngày và đêm 16/9, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau; phía Nam của khu vực giữa Biển Đông, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh. Khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.
Ngoài ra, ngày và đêm 16/9, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông. Đêm 16/9, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Hiện nay, mực nước triều tại khu vực ven biển phía Tây của Nam Bộ đang ở mức cao, cần đề phòng mực nước dâng bất thường gây sạt lở đê biển.
Cảnh báo, ngày và đêm 17/9, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, vùng biển phía Nam của khu vực Giữa Biển Đông và khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; biển động mạnh; sóng biển cao 2,0-4,0m. Khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có gió tây nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 1,5-2,5m.
Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.
TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai cho biết, hiện đang xuất hiện vùng áp thấp gần bờ Đông Philippines có khả năng mạnh lên thành bão khi đi vào biển Đông của Việt Nam. Hiện tại chưa thể đưa ra dự báo về đường đi của áp thấp. Khả năng cao áp thấp hình thành bão khi đi vào biển Đông của Việt Nam.
TS Huy cho biết, các điều kiện khí tượng trong giai đoạn này tác động đến áp thấp nhiệt đới này khá nhiều yếu tố có thể khiến nó thành một cơn bão khó dự báo và các mô hình dự báo sẽ cho ra các kịch bản khác nhau. Các yếu tố chi phối tới áp thấp nhiệt đới này gồm nền nhiệt biển Đông ấm (30⁰C) khá thuận lợi; Áp cao lục địa phía Trung Quốc ảnh hưởng đường dẫn bão và có thể khiến nó đi lệch Nam so với bão Yagi; Một cơn bão khác ngoài khơi Philippines sẽ tương tác và hút hoàn lưu bão của nhau.
Hiện nay đa số các mô hình của Mỹ và Châu Âu đều cho rằng ATNĐ này có khả năng mạnh lên thành bão với các kịch bản đường đi khác nhau. Kịch bản về đường đi của bão sẽ ổn định hơn sau khi áp thấp nhiệt đới đi vào biển Đông của Việt Nam.
Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết từ nay đến hết tháng 9 trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão (khả năng tập trung vào 10 ngày cuối tháng 9) và có thể ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Cảnh báo có nguy cơ cao xảy ra mưa lũ dồn dập ở Trung Bộ trong thời kỳ mưa lũ tháng 10 và 11-2024.