Khi thực hiện thủ tục chuyển đổi sang thẻ ATM gắn chip và nhận được thẻ, người dùng cần tiến hành kích hoạt thẻ theo những cách sau đây!
Theo Thông tư 41/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, từ 31/3/2021, các ngân hàng phát hành thẻ có BIN (Mã tổ chức phát hành thẻ - Bank Identification Number) do Ngân hàng Nhà nước cung cấp sẽ dừng phát hành >thẻ ATM từ và thay bằng thẻ ATM có gắn chip.
Thẻ ATM gắn chip có 2 loại gồm: ATM gắn chip có tiếp xúc và ATM gắn chip không tiếp xúc. Điểm đặc biệt của thẻ ATM gắn chip là thẻ sẽ chứa một con chip nhỏ hơn SIM điện thoại nằm ở mặt trước của thẻ. Con chip trên thẻ có nhiệm vụ lưu trữ và mã hóa thông tin cá nhân với độ bảo mật cao khi bạn thực hiện giao dịch ở máy POS và ATM.
Sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển đổi sang thẻ ATM gắn chip và nhận được thẻ, người dùng cần tiến hành kích hoạt thẻ theo những cách sau đây để tránh trường hợp bị khoá thẻ.
Hiện nay, nhiều ngân hàng đã áp dụng việc kích hoạt thẻ ATM qua tin nhắn điện thoại. Bạn chỉ cần làm đúng thao tác mà ngân hàng chỉ dẫn là có thể kích hoạt thẻ thành công và lấy mã PIN để sử dụng.
Tương tự thẻ từ, bạn chỉ cần cầm thẻ ATM gắn chip đến cây ATM ngân hàng. Sau đó cho thẻ vào cây, chọn ngôn ngữ, mã PIN trên giấy thông báo ngân hàng cấp. Thực hiện việc đổi mã PIN và thiết lập mã mới. Điều bạn cần lưu ý là chỉ thực hiện kích hoạt, đổi mật khẩu tại cây ATM của đúng ngân hàng, không kích hoạt tại ngân hàng khác.
Để thuận tiện cho khách hàng, nhiều ngân hàng còn áp dụng hình thức đổi mã PIN thẻ gắn chip online qua ứng dụng điện thoại . Bạn có thể kích hoạt và thay đổi mật khẩu online trên ứng dụng của ngân hàng mà không cần tới cây ATM hoặc các chi nhánh, điểm giao dịch ngân hàng.
Trong trường hợp thẻ ATM không được kích hoạt sau khi nhận khoảng 10-15 ngày sẽ tạm thời bị khóa. Nếu bạn muốn sử dụng phải đến ngân hàng đã nhận thẻ để yêu cầu mở khóa thẻ. Ngoài ra, trường hợp nhập sai mã PIN nhiều lần so với quy định; thẻ hết hạn sử dụng; chủ thẻ yêu cầu khóa… thì thẻ ATM của bạn sẽ bị khóa.