Trước phản ánh về việc SGK môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt lớp 1.
Năm 2020-2021 là năm học toàn ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép với mục tiêu vừa tích cực phòng chống COVID-19,
Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học phù hợp với iễn biên tình hình dịch bệnh xảy ra tại các địa phương, tăng cường các hình thức dạy học phù hợp theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Đây cũng là năm đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông cáp tiểu học ban hành kèm Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng >Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đối với lớp 1; thực hiện các nội dung theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, >sách giáo khoa giáo dục phổ thông đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng lộ trình.
Ngay từ đầu năm học, Bộ GDĐT đã tiến hành các đoàn kiểm tra, khảo sát, năm stinfh hình triển khai chương trình ở một số địa phương. Từ đó cho thấy, các nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương rình lớp 1 phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, các giáo viên dạy lớp 1 đã bước đầu áp dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học tập cho học sinh lớp 1 đối với hầu hết các môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình, sách giáo khoa mới.
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình đã nhận được sự quan tâm phản ánh trong đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh về việc chương trình, sách học giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 còn gặp khó khăn trong quá trình tổ chức dạy và học, đặc biệt các nội dung liên quan đến sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh Diều có một số nội dung chưa phù hợp.
Bộ GDĐT đã tăng cường nắm bắt thông tin, phân tích tình hình, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các giải pháp để khắc phục và thực hiện truyền thông rộng rãi.
Cụ thể, trước phản ánh về việc SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có một số nội dung chưa phù hợp, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt lớp 1 (Hội đồng thẩm định) rà soát, báo cáo trước ngày 17/10/2020 (Công văn số 4090/BGD&ĐT-GDTH ngày 09/10/2020).
Thực hiện yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Hội đồng thẩm định đã tổ chức rà soát, làm việc với tác giả SGK môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều. Trên tinh thần cầu thị, trách nhiệm, Hội đồng thẩm định và tác giả đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa SGK cho phù hợp hơn.
Bộ GD&ĐT đã yêu cầu nhà xuất bản và tác giả xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính, gửi Hội đồng thẩm định để thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét phê duyệt nội dung chỉnh sửa trước ngày 15/11/2020.
Về ý kiến cho rằng, chương trình Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 nặng hơn so với Chương trình 2006, Bộ trong quá trình xây dựng chương trình đã chú ý thực hiện giảm tải, tăng tính trải nghiệm thực hành. Vì vậy các nội dung và giải pháp thể hiện trong chương trình đều đã được tổ chức thực nghiệm, lấy ý kiến phản biện của các nhà khoa học, các nhà quản lý và rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân.
Cụ thể đối với môn Tiếng Việt cấp Tiểu học, tổng số tiết học môn Tiếng Việt cho cả cấp tiểu học trong chương trình năm 2000 và chương trình năm 2018 không thay đổi.
Tuy nhiên, số tiết cho lớp 1 và lớp 2 trong chương trình 2018 có tăng (2 tiết/tuần cho lớp 1 và 1 tiết/tuần cho lớp 2) so với chương trình 2000; ngược lại số tiết cho lớp 3, 4, 5 trong chương trình 2018 lại giảm.
Việc tăng số tiết cho lớp 1 và 2 (các lớp đầu cấp tiểu học) nhằm giúp HS phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe tiếng Việt, nhờ đó có được công cụ để học tốt các môn học khác.
Như vậy, về nội dung kiến thức, chương trình 2018 có phần giảm nhẹ hơn so với chương trình năm 2000, tăng tiết đối với lớp 1, lớp 2 là để giảm tải, chứ không phải tăng tải, giúp các em HS học đủ 29 chữ cái và khoảng 140 vần mới biết đọc, biết viết. Để hoàn thành nhiệm vụ này, trước đây chương trình năm 2000 chỉ được thực hiện trong phạm vi 350 tiết một năm, tính trung bình 10 tiết 1 tuần; còn chương trình năm 2018 được thực hiện đến 420 tiết một năm, tăng thêm 2 tiết để giáo viên, HS dạy học đỡ vất vả hơn. Bộ GD&ĐT đã tăng cường truyền thông, xây dựng các video gửi về các địa phương, trường học để giáo viên, phụ huynh hiểu rõ về thực hiện đổi mới chương trình và SGK.