Qua kiểm tra giấy tờ, người đàn ông khai tối cùng ngày, ông có uống nước mật ông trộn chung với nước ép hoa quả cùng người thân, chứ không có uống rượu, bia.

Lam Lam (t/h) 10:34 05/10/2023

Thông tin từ Báo Tiền Phong cho hay, tối 4/10, Đội CSGT Chợ Lớn thuộc Phòng CSGT (PC08) Công an TPHCM ra quân kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông trên địa bàn đảm trách.

Phát hiện người đàn ông đi xe máy có dấu hiệu say xỉn đang dừng đèn đỏ tại giao lộ Võ Văn Kiệt - Hải Thượng Lãn Ông, tổ công tác tiếp cận mời vào kiểm tra nồng độ cồn.

Kết quả, người đàn ông này >vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,08 mg/lít khí thở. Qua kiểm tra giấy tờ, người đàn ông khai tên B.A.T (47 tuổi, ngụ quận 6) và cho biết, tối cùng ngày, ông có uống nước mật ông trộn chung với nước ép hoa quả cùng người thân, chứ không có uống rượu, bia.

Ông B.A.T ký vào biên bản vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Tiền Phong

Ít phút sau, tổ công tác tiếp tục phát hiện người đàn ông đi xe máy không vững vàng nên yêu cầu vào chốt để kiểm tra.

Do người đàn ông không thổi nồng độ cồn đúng cách nên lực lượng chức năng mất gần 10 phút hướng dẫn thì mới đo được. Kết quả, người đàn ông này vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,09 mg/lít khí thở. Người này khai tên C.T.M (36 tuổi, quê Ninh Thuận) và sau giờ làm có uống 2 lon bia, chứ không dám uống nhiều.

Người đàn ông vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Tiền Phong

Chia sẻ trên Báo PLO, trường hợp tương tự từng được nêu tại Quảng Bình. Theo đó, tổ công tác dừng ô tô biển xanh 92E-2256, kiểm tra nồng độ cồn đối với tài xế PĐH (48 tuổi, ngụ phường Phước Hoà, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), qua đó xác định tài xế H có nồng độ cồn mức 0,243 mg/lít khí thở.

Qua xác minh thông tin, tổ công tác xác định ô tô 92E-2256 được Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đứng tên chủ sở hữu.

Công an kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: Tuổi Trẻ

Theo ông Hùng, tài xế đi công tác cùng cán bộ của bệnh viện ở Quảng Bình. Thời điểm bị yêu cầu dừng xe thổi nồng độ cồn, không có cán bộ của bệnh viện trên xe.

“Tài xế báo vi phạm nồng độ cồn do đang bị đau phải uống thuốc và uống nước trái cây. Cảnh sát đo nồng độ cồn thấp nhưng đã vi phạm…” - ông Hùng nói.

 

Theo quy định, đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn nếu chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở thì bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 10-12 tháng.

Theo Tuổi Trẻ, dân đi nhậu vẫn luôn bất bình trước những thông tin cảnh sát giao thông lập chốt gần quán nhậu. 

Mọi quy định pháp luật đều hướng đến trật tự, lợi ích và an toàn cho xã hội. Khi nghị định 100/2019 có hiệu lực pháp luật, phần lớn người uống rượu bia đã hạn chế lái xe sau khi uống các thứ có cồn. Nhưng ít lâu sau đó, người người lại quên! Cho nên khoan vội cười ai khi mình cũng có lúc chưa nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp.

Không phải là chuyện ai bị xử phạt bao nhiêu tiền, điều đáng mong đợi nhất là việc dần dần có thêm số đông người không lái xe khi có men. Xử phạt chỉ là một trong những cách thực thi pháp luật. Tốt hơn hết là thay đổi ở mỗi người, dù bạn là ai! Đó là sự thay đổi văn minh và an toàn cho bản thân, gia đình mình, cho xã hội.

 

 

Lam Lam (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe