Bão Bebinca rạng sáng nay (16/9) đã đổ bộ thành phố Thượng Hải của Trung Quốc và được ghi nhận là cơn bão mạnh nhất hơn 70 năm qua tại thành phố này.

Thanh Thủy 18:44 16/09/2024

Cơn >bão lớn thứ hai đổ bộ vào Trung Quốc trong tháng 9

Theo hãng CNN, thành phố Thượng Hải đã bị ảnh hưởng trực tiếp vào sáng ngày 16/9 bởi cơn bão bão mạnh nhất đổ bộ trực tiếp vào trung tâm tài chính của Trung Quốc trong hơn 7 thập kỷ qua.

Bão Bebinca đã đổ bộ Thượng Hải sáng 16/9. Ảnh: Hector Retamal/AFP/Getty Images

>Bão Bebinca đã đổ bộ thành phố Thượng Hải, Trung Quốc vào khoảng 7h30 hôm nay (16/9) theo giờ địa phương. Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) cho biết cơn bão có sức gió tối đa là 130 km/giờ (80 dặm/giờ), tương đương với bão Đại Tây Dương cấp 1.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, đây là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Thượng Hải kể từ năm 1949.

Cục Khí tượng Trung Quốc hôm nay đã ban hành> cảnh báo bão đỏ - mức cảnh báo nghiêm trọng nhất về gió giật mạnh và mưa lớn ở nhiều vùng rộng lớn ở miền đông Trung Quốc. Cơn bão mạnh cũng làm gián đoạn kế hoạch đi lại của người dân trong dịp Trung thu (Tết Trung thu), một kỳ nghỉ lễ quốc gia kéo dài 3 ngày bắt đầu từ ngày 15/9.

Tất cả các chuyến bay tại hai sân bay quốc tế của Thượng Hải đã bị hủy từ 8 giờ tối 15/9. Hầu hết các dịch vụ tàu hỏa và phà cũng tạm hoãn trong khi một số đường cao tốc trong thành phố đã bị đóng cửa.

"Các khu nghỉ dưỡng và công viên giải trí ở Thượng Hải đã đóng cửa từ hôm nay. Hơn 414.000 người dân ở Thượng Hải đã được sơ tán đến nơi an toàn. Những trung tâm triển lãm và phòng tập thể dục của trường học được chuyển thành nơi trú ẩn tạm thời", đài truyền hình nhà nước CCTV đưa tin.

Các biện pháp an toàn tương tự cũng đã được áp dụng ở các tỉnh lân cận là Chiết Giang và Giang Tô. Theo CCTV, trên khắp khu vực, tính đến chiều ngày 16/9 đã có hơn 1.600 chuyến bay bị hủy.

Trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, một số cư dân Thượng Hải đã đăng tải hình ảnh mất điện và mất nước vào sáng ngày 16/9. Cơn bão dự kiến sẽ nhanh chóng suy yếu thành bão nhiệt đới khi di chuyển vào đất liền về phía tây.

Trung Quốc chuẩn bị sẵn sàng ứng phó bão Bebinca

Lính cứu hỏa đứng gần những mảnh vỡ dọc đường phố do ảnh hưởng của bão Bebinca gây ra. Ảnh: AP

 

Bebinca là cơn bão lớn thứ hai đổ bộ vào Trung Quốc trong tháng 9 sau siêu bão Yagi. Trước đó, bão Yagi đã đổ bộ vào đất liền vào ngày 6/9 với tốc độ gió duy trì tối đa là 230 km/giờ (140 dặm/giờ), tương đương với bão cấp 4, trước khi tàn phá các nước khác ở khu vực Đông Nam Á.

Theo các nhà khoa học, hiện tượng đại dương ấm lên do khủng hoảng khí hậu, đang gây ra các cơn bão mạnh lên nhanh hơn.

Thành phố Thượng Hải hiếm khi nằm trên đường đi trực tiếp của các cơn bão mạnh. Theo dữ liệu từ Cục Khí tượng Trung Quốc, trước bão Bebinca, thành phố này từng bị tấn công trực tiếp bởi hai cơn bão - vào năm 1949 và 2022.

Trước khi đổ bộ vào thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), bão Bebinca đã gây ảnh hưởng đến miền trung và nam Philippines vào ngày 13/9. Do ảnh hưởng bởi bão, mưa lớn cũng gây ngập lụt, gió giật làm cây cối gãy đổ, khiến ít nhất 6 người chết, 13.000 người phải sơ tán.

Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, cơn bão đi qua đảo Amami của Nhật Bản từ đêm 14/9, mang theo gió giật tới 198 km/h và làm gia tăng nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn.

Trước khi bão đổ bộ, Trung Quốc đã huy động hơn 2.500 đội ứng phó khẩn cấp, 56.000 nhân viên cứu hộ và 415 kho vật liệu để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó lũ lụt và bão. Bên cạnh đó, 12.000 nhân viên cứu hỏa và cứu hộ đã được triển khai sẵn sàng hành động.

Li, một cư dân Thượng Hải cho biết cô bị đánh thức bởi tiếng mưa đập vào cửa sổ và gió mạnh khắp thành phố vào sáng 16/9. Cây cối trong khuôn viên nhà đổ ngang dọc trước cửa.

"Tôi cảm thấy như tòa nhà của mình đang rung chuyển", Li nói.

Theo Global Times, Cơ quan Kiểm soát lũ lụt và cứu trợ hạn hán nhà nước của Trung Quốc đã cảnh báo ứng phó khẩn cấp nhằm phòng chống lũ lụt và bão ở Cấp độ 4 ở tỉnh An Huy, đồng thời duy trì ứng phó khẩn cấp phòng chống lũ lụt Cấp độ 4 ở Thượng Hải, Giang Tô và Chiết Giang.

Cơ quan này cũng đã cử một nhóm công tác đến Thượng Hải để hỗ trợ và hướng dẫn các nỗ lực phòng chống bão, trong khi một nhóm công tác khác đã được cử đến Chiết Giang vẫn tiếp tục làm việc ở tuyến đầu.

Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc cũng đã huy động 3.089 nhân viên cứu hộ kỹ thuật, 992 bộ thiết bị, 5 máy bay trực thăng, 6 nền tảng liên lạc bằng máy bay không người lái và 598 nhân viên ứng phó khẩn cấp xã hội ở các khu vực trọng điểm như Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang và Phúc Kiến để ứng phó bão lũ.

Sau khi đổ bộ, bão sẽ di chuyển sâu hơn vào đất liền. Do đó, các khu vực bị ảnh hưởng là Thượng Hải, Chiết Giang, Giang Tô và An Huy sẽ có gió mạnh và mưa lớn vào ngày 16/9. Những mưa lớn như trút nước cũng sẽ bị ảnh hưởng trong những ngày tới./.

Theo Hồng Nhung/Tổ Quốc