Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên cả nước đang diễn ra vô cùng phức tạp với số ca bệnh lớn. Giữa lúc người dân đang lo lắng về đại dịch, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã có những chia sẻ đáng lưu tâm để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Hiện tại, người dân cả nước đang đối diện với đại dịch >COVID-19 nguy hiểm và có tốc độ lây lan báo động. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn "mơ hồ" về thông tin liên quan đến dịch bệnh này. Mới đây, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã có những chia sẻ đáng lưu tâm đến người dân để nắm và hiểu rõ hơn về bệnh dịch.
Cụ thể, bác sĩ khẳng định vi rút gây bệnh COVID-19 có khả năng lây mạnh và gần ngang bằng với các loại vi rút gây cúm, sởi: "Vi rút lây mạnh hơn nhưng vi rút không thể tồn tại một mình trong không khí mà luôn luôn phải nằm trong giọt bắn (dịch hầu họng, nước miếng của người mắc bệnh)".
Lý giải cho nguyên nhân khiến vi rút lây lan mạnh, bác sĩ Khanh cho hay:
- Một giọt bắn có thể chứa nhiều vi rút hơn trước. Nói chuyện, thở, ho, hắt hơi cũng phát ra giọt bắn.
- Chu kỳ lây từ sang người tiếp theo sẽ ngắn hơn do thời gian ủ bệnh trung bình ngắn hơn.
- Lượng vi rút cần đủ gây bệnh ít hơn lúc trước khi sau khi tấn công vào vùng hầu họng. Khả năng bám và đi vào tế bào ở vùng họng nhanh hơn.
Bên cạnh đó, việc không mang khẩu trang khi tiếp xúc dưới 2m cũng là nguyên nhân khiến vi rút lây từ người nhiễm bệnh sang người bình thường. Cụ thể:
- Bàn tay đã bị bám giọt bắn có chứa vi rút và đưa bàn tay lên vùng mũi miệng. Cách lây này hiện nay cần chú ý vì lúc trước cần nhiều giọt bắn bám vào tay đưa lên vùng mũi miệng mới lây, bây giờ ít giọt bắn cũng lây.
- Trong phòng nhiệt độ lạnh (càng lạnh vi rút càng khoái), kín nên không khí tù, không thông thoáng, một người mang vi rút không mang khẩu trang đúng nói chuyện, thở, ho, hắt hơi đưa giọt bắn có chứa vi rút vào phòng. Người khác đi vào không mang khẩu trang hít vào sẽ bị lây, hay khi vào phòng này dù có mang khẩu trang nhưng bị giọt bắn bám vào bàn tay khi cầm nắm các vật dụng trong phòng có chứa giọt bắn sau đó đưa lên vùng mũi miệng bị lây. Lúc trước nhiều giọt bắn lơ lững mới lây bây giờ ít cũng lây.
Theo bác sĩ Khanh, giọt bắn không thể bất ngờ văng vào mặt nếu có tấm che giọt bắn. Bên cạnh đó, các giọt bắn và vi rút sẽ chết nếu rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng. Ngoài ra, phòng thông thoáng, nhiệt độ cao và liên tục vệ sinh bề mặt nơi làm việc thì vi rút sẽ không tồn tại trong phòng được lâu. Không những thếm vi rút vẫn chết hoặc giảm nồng độ khi đủ ánh nắng, khi có tia UV.
Chính vì vậy, để phòng tránh và hạn chế nguy cơ lây nhiễm, bác sĩ Khanh đưa ra 3 lưu ý đặc biệt quan trọng mà mỗi người cần nghiêm chỉnh tuân thủ:
- Phải mang khẩu trang và kính che giọt bắn đúng cách khi ra khỏi nhà, khi tiếp xúc với bất cứ ai.
- Làm việc trong phòng lạnh kín phải chú ý khẩu trang đúng, vệ sinh bề mặt, rửa tay. Mở cửa tối đa khi có thể.