Từ tháng 2/2023, nhiều chính sách mới trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm sẽ có hiệu lực, giúp ích nhiều hơn cho người lao động khi làm các thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội.
Tại Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã công bố mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (hệ số trượt giá) mới. Hệ số này đã được điều chỉnh tăng so với năm 2022, nhờ đó mà người lao động sẽ được nhận thêm quyền lợi.
Cụ thể, hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023 được quy định như sau:
So với bảng hệ số trượt giá tại Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, hệ số trượt giá áp dụng cho năm 2023 đã được điều chỉnh tăng so với năm 2022. Mức tăng dao động từ 0,03 cho đến 0,16 (trừ hệ số áp dụng cho năm 2021 và 2021 là không tăng).
Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 20/2/2023 nhưng bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội được tính cho các trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2023.
Tại Khoản 8, Điều 1 Thông tư 18 của Bộ Y tế có quy định, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã thực hiện giám định sức khỏe để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoàn toàn có thể chủ động đi khám giám định lại mức suy giảm khả năng lao động nếu có nhu cầu.
Trước đó, nếu muốn giám giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động phải chờ ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) tính từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gần nhất trước đó.
Thông tư 18 của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 15/2/2023. Cũng theo quy định mới tại Thông tư này, người lao động còn được quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề trả phí khám giám định lại nếu kết quả khám giám định xác định người lao động đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ngược lại, nếu kết quả giám định lại không đủ để được điều chỉnh tăng mức trợ cấp, người lao động chủ động đề nghị khám giám định lại sẽ phải tự chịu chi phí khám giám định.
Có hiệu lực từ ngày 15/02/2023, Thông tư 18/2022/TT-BYT của Bộ Y tế đã sửa quy định về các trường hợp mắc bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.
Theo đó, người lao động gặp vấn đề về sức khỏe sẽ được nhận bảo hiểm xã hội nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS.
Hiện, Thông tư 56/2017/TT-BYT (có hiệu lực đến hết 14/2/2023) yêu cầu người lao động đang bị mắc ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng,… phải đồng thời đáp ứng thêm điều kiện là không tự sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn thì mới được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần ngay sau khi nghỉ việc.
- Người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Như vậy, theo quy định mới, người lao động nếu không may mắc ung thư có thể nhận bảo hiểm xã hội 1 lần ngay sau khi nghỉ việc mà không chờ 1 năm như quy định trước đây.
Từ ngày 22/2/2023 - Nghị định 111/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực và thay thế Nghị định 68.
Cụ thể, Nghị định 111 đã làm rõ hơn các công việc thực hiện chế độ hợp đồng trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp khi quy định theo 3 nhóm:
- Nhóm 1: Công việc hỗ trợ, phục vụ áp dụng chế độ theo pháp luật lao động, dân sự và quy định khác có liên quan:
- Nhóm 2: Công việc hỗ trợ, phục vụ áp dụng chế độ, chính sách như công chức, gồm:
- Nhóm 3: Các công việc chuyên môn, nghiệp vụ.