Bánh tiêu với hương vị thơm ngon đặc trưng là một món ăn đường phố nổi tiếng ở Việt Nam. Bất kỳ ai khi đã từng thưởng thức qua món bánh này đều muốn được ăn thêm lần nữa. Sau đây là hướng dẫn cách làm bánh tiêu với công thức siêu đơn giản, ai cũng làm được.
Có hai loại là bánh tiêu mặn và bánh tiêu ngọt. Bánh ngọt thì chỉ được làm từ bột mì, đường và vừng là chủ yếu. Bánh mặn thường có thêm thịt bò hoặc thịt lợn.
Vào những lúc đói bụng, được thưởng thức chiếc bánh tiêu nóng hổi, thơm phức thì quá là hấp dẫn. Không chỉ thưởng thức, >cách làm bánh tiêu tại nhà còn được các chị em mày mò để trổ tài nữ công gia chánh chiêu đãi người thân và bạn bè của mình. Để chinh phục món bánh này, chị em có thể bỏ túi ngay hướng dẫn dưới đây:
Bánh tiêu là một món ăn đường phố rất phổ biến và có nguồn gốc từ Phúc Châu – Trung Quốc. Hương vị mộc mạc nhưng rất thơm ngon của món bánh này không chỉ nổi tiếng ở đất nước này mà còn thu hút nhiều thực khách quốc tế.
Bột mì: 500 gram
Men nở: 7 gram
Vừng (mè trắng): 150 gram
Đường: 100 gram
Nước ấm 30 độ C: 220ml
Muối: một chút
Dầu ăn
- Làm Hỗn Hợp Bột Bánh Tiêu
+ Cho vào bát với 20ml nước ấm và đường, khuấy đều rồi đổ thêm nước lạnh vào. Khi nhiệt độ hỗn hợp đạt 50% thì cho men nở vào, khuấy đều.
+ Cho phần bột mì với muối vào phần nước ấm còn lại rồi cho hỗn hợp nước đường vào âu bột, dùng tay nhào đều.
+ Khi thấy hỗn hợp bột không còn vón cục và không dính tay thì dừng lại. Đây là lúc các nguyên liệu hòa quyện vào nhau thành một khối đồng nhất, dẻo mịn. Dùng khăn khô hoặc màng bọc thực phẩm bọc kín âu bột lại, tiến hành ủ bột từ 40 – 50 phút ở nơi kín gió.
- Tạo Hình Cho Chiếc Bánh Tiêu
Sau khi tiến hành ủ, bột sẽ nở đều. Chúng ta chia bột thành nhiều phần nhỏ và vo tròn lại. Cán bột cán thành các miếng tròn mỏng có đường kính khoảng 4 cm. Tiến hành tương tự như vậy cho tất cả phần bột đã chuẩn bị.
- Chiên Bánh Tiêu
+ Lăn 2 mặt của từng miếng bột qua vừng. Lượng vừng phủ vừa phải, không nên cho quá nhiều vừng vì rất dễ làm cho bánh bị cháy đen.
+ Đun sôi dầu trên chảo sâu lòng rồi cho bánh vào chiên vàng đều hai mặt trên lửa nhỏ.
+ Vớt bánh chiên ra rổ có lót sẵn giấy thấm dầu. Vậy là công thức làm bánh tiêu đã hoàn thành. Thưởng thức bánh ngay khi mới làm xong để cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món bánh dân dã này.
- Yêu Cầu Thành Phẩm:
+ Bánh tiêu được chiên vàng đẹp mắt, không bị cháy. Bánh thơm, mềm, có vị ngọt thanh hòa cùng vừng rang béo béo ăn hoài không ngán.
+ Có thể cho vào hộp để bảo quản bánh. Tuy nhiên, không nên để quá lâu vì bánh sẽ không ngon như lúc mới chiên xong.
- Những Lưu Ý Trong Công Thức Làm Bánh Tiêu:
+ Từ từ cho bột vào nước ấm để điều chỉnh được độ đặc, nhão của bột.
+ Nếu thấy hỗn hợp bị nhão, bạn thêm bột khô vào nhào cùng đến khi có được hỗn hợp ưng ý. Còn nếu thấy bột quá đặc thì bạn cho thêm nước vào.
- Cách nhận biết bột đã nở hay chưa:
+ Khi ấn mạnh tay vào giữa âu bột mà không thấy bột phồng lên lại thì có nghĩa bột đã nở hết và có thể dùng làm bánh.
+ Tránh chiên bánh trên lửa quá lớn vì sẽ làm bánh bị cháy. Chỉ cần chiên bánh trên lửa vừa để bánh chín từ từ.
Không tốn quá nhiều thời gian và công sức chế biến, bạn đã có được món bánh tiêu dễ làm lại ngon, ăn hoài không ngán. Hơn nữa, món bánh tiêu không bị ngọt gắt nên còn thích hợp để làm bữa xế cho các em nhỏ nữa.
Hãy lưu lại cách làm bánh tiêu ở trên để khi nào có thời gian rảnh thì làm bánh chiêu đãi cả nhà!
Bánh tiêu là một món bánh dân dã và đơn giản mà từ trẻ đến già ai cũng đều ưa thích. Bánh tiêu cũng là một món bánh vô cùng dễ làm cho nên đây có thể là món bánh phù hợp dành cho những bạn đang bắt đầu học cách nấu ăn và tập tành làm bánh.
Với hương vị mộc mạc, thơm ngon, nguyên liệu lại rất gần gũi với nhiều gia đình nên sẽ là một món bánh mà cả gia đình có thể cùng quây quần bên nhau thưởng thức, uống trà và trò chuyện.
Bột mì đa dụng 255 gr
Mè trắng 10 gr
Dầu ăn 300 ml
Muối 1/5 muỗng cà phê
Đường cát 40 gr
Dụng cụ thực hiện
Cây cán bột, tô, thớt, rây lọc, phới dẹt,...
- Trộn bột
+ Cho phần bột mì đa dụng, đường cát và muối vào một tô lớn. Tiếp theo, dùng phới dẹt trộn đều lên cho bột mì và các gia vị trộn lẫn với nhau.
+ Sau đó, cho 170ml nước sôi vào từ từ, vừa cho vừa trộn đều tay để tránh cho bột bị nhão.
Lưu ý: Cho nước từ từ vào bột để trộn bởi bột cũ và mới có độ hút nước khác nhau. Với cách này, chúng ta cũng có thể canh được lượng nước phù hợp để trộn bột đạt chuẩn làm bánh.
- Nhồi bột
+ Khi đã trộn xong bột, bạn dùng tay nhồi bột cho đến khi bột dính với nhau thành một khối.
+ Tiếp theo, trải 1 lớp bột mì đa dụng lên trên mặt thớt rồi đặt khối bột lên. Tiếp tục nhồi bột cho đến khi bột không còn dính tay và khi chạm vào bột không quá khô, có độ ẩm là đạt chuẩn.
Lưu ý: Bạn không nên nhồi bột quá lâu sẽ làm bánh bị dai.
- Tạo hình
+ Dùng dụng cụ cắt bột để cắt đôi khối bột và chia thành 8 phần bằng nhau.
+ Cầm phần bột đã chia đều lên và nhồi bột cho đến khi bề mặt khối bột ẩm hơn. Tiến hành vo tròn khối bột lại và cho vào dĩa mè trắng.
+ Tiếp tục lăn tròn khối bột trong dĩa mè trắng để lớp mè có thể bám hết vào các mặt của khối bột.
+ Ấn nhẹt khối bột và dùng cây cán bột cán khối bột thành hình tròn thật mỏng.
Mách nhỏ: Cán lớp bột thật mỏng để khi chiên bánh sẽ phồng và nở đều hơn.
- Chiên bánh
+ Bắc chảo lên bếp và đun sôi dầu ăn. Vặn to lửa cho dầu sôi, khuấy đều chảo dầu cho nhiệt được tỏa đều trong chảo.
+ Vặn nhỏ lửa xuống và cho bánh đã cán mỏng vào. Khi thấy bánh nổi lên bạn dùng vá đẩy, nhúng và xoay tròn bánh thật đều tay khoảng 3 - 4 phút cho bánh nở đều.
+ Tiếp đến, trở mặt bánh luân phiên trong khoảng 1 phút cho đến khi 2 mặt vàng đều thì bạn vớt ra. Tiến hành tương tự với những bánh còn lại.
- Thành phẩm
Chiếc bánh tiêu thu được sẽ có mùi thơm đặc trưng của bột và mè. Bạn sẽ có thể cảm nhận được vị giòn thơm của vỏ bánh cùng với vị ngọt nhẹ và mềm mịn của ruột bánh.
Chiếc bánh tiêu trở thành một món ăn hấp dẫn bao nhiêu người từ Bắc chí Nam. Sự kết hợp nhuần nhuyễn của bột mì và bùi béo của lớp mè tạo nên những chiếc bánh tiêu ngon.
200 g bột mì số 13
50 ml nước sôi
120 ml nước lạnh
40 g đường
10 g men khô
20 g sữa đặc
40 g mè trắng
1 ống vani
1 tsp bột nổi
1/2 tsp muối
30 ml dầu ăn
Dụng Cụ:
Âu trộn bột
Màng bọc thực phẩm/ bao nilon
Tấm lót nhào bột( không bắt buộc)
Cây cán bột
Nồi chiên
Bước 1: Chuẩn bị bột
+ Đầu tiên, hòa 50 ml nước sôi cùng 120 ml nước lạnh để tạo được hỗn hợp nước ấm. Tổng cộng trọng lượng nước dùng là 170 ml.
+ Cho 40 g đường vào nước ấm và hòa tan. Khi tấy tan hết đường thì bắt đầu bỏ 10g men khô vào. Nên sử dụng với men khô/men nở thường dùng để làm bánh mì .
+ Khuấy đều cho đến khi tan hết men rồi bắt đầu ủ men trong vòng 5 phút.
+ Men bắt đầu nở sau 5 phút ủ. Cho tiếp vào phần men 20 g sữa đặc và khuấy đều.
Dùng sữa đặc nhằm giúp bánh có thêm mùi béo, thơm bên cạnh vị ngọt của đường. Đồng thời, có thể tránh tình trạng bánh bị ngọt gắt khi bạn chỉ dùng đường không thôi và lượng đường quá nhiều.
+ Tiến hành pha bột với loại bột mì được sử dụng là bột mì số 13. Loại bột này thường được sử dụng trong các công thức làm bánh mì.
+ Đổ hết phần bột ra một chiếc âu lớn và cho muối, bột nổi (baking powder), một ống vani để bánh được dậy mùi và hấp dẫn hơn. Sau đó trộn đều hỗn hợp này lên.
+ Sau đó, cho hỗn hợp nước men, đường và sữa đặc vào hỗn hợp bột khô và trộn đều. Không cần thiết phải nhồi bột quá kỹ.
+ Nhồi bột quá nhiều sẽ làm phần bột trở nên dai và bánh tiêu sẽ không được tròn vị. Đồng thời, lớp vỏ cũng không đạt độ mềm và xốp như ý.
+ Nếu thấy hỗn hợp rất nhão và ướt thì đừng lo lắng nhé. Vì bột bánh tiêu mà càng ướt thì độ nở mới đạt được kết quả cao.
+ Đậy âu bột lại bằng màng bọc thực phẩm và ủ bột trong vòng 30 phút.
+ Sau 30 phút các bạn có thể thấy bột đã nở lên rất là cao rồi. Cho vào âu bột 15 ml dầu ăn, rồi nhồi bột khoảng 1-2 phút để bột được mướt và mịn hơn. Xoa tay với chút dầu ăn trước khi bắt đầu nhồi để không bị dính tay.
+ Tiếp đến, bạn cho lên bề mặt bột 15 ml dầu ăn và thoa đều khắp khối bột rồi lại dùng màng bọc thực phẩm đậy âu bột lại. Lần này sẽ là lần ủ bột cuối và chúng ta sẽ ủ bột.
+ Sau 2 giờ ủ bột, thành quả thu được là bột nở cao gấp đôi và rất mịn. Như vậy là bột đã đạt và sẵn sàng để tạo hình và chiên.
+ Bạn chuẩn bị tấm lót nhào bột có phủ một lớp bột áo khá dày trên bề mặt. Nếu không có tấm lót thì bạn thực hiện trên mặt bàn phẳng và sạch cũng được.
+ Cắt và chia nhỏ bột đã ủ thành những phần bằng nhau và tạo hình thành những khối tròn. Lượng bột trong công thức bánh tiêu này sẽ được chia được thành 8 phần để làm 8 bánh tương đương mỗi bánh khoảng 50 g.
+ Nặn sơ bột thành hình tròn rồi lăn viên bột qua mè trắng. Dùng khoảng 40g mè. Cán viên bột thành hình tròn mỏng.
+ Tiến hành thực hiện một lượt 8 bánh và để sang một bên để chuẩn bị nồi dầu chiên.
Bước 2: Chiên bánh
+ Trút vào nồi với lượng dầu bằng nửa nồi chiên là vừa đủ. Vặn lửa ở mức trung bình thấp cho đến khi dầu trong nồi nóng lên và xuất hiện nhiều bọt khí nho nhỏ ở dưới đáy nồi.
+ Bắt đầu thả bánh vào chiên. Mới đầu thì bánh sẽ chìm xuống dưới đáy nồi, tuy nhiên tầm 3-5 giây sau thì bánh sẽ nổi lên mặt dầu.
+ Liên tục trở bánh để bánh được vàng đều và không bị cháy. Bánh dần dần nở to hơn và căng phồng rất đẹp
+ Liên tục trở bánh và tập trung chiên để bánh ngon hơn nhiều.
Để bánh nở, bạn nên chiên từng cái một và canh chừng để trở bánh kịp. Chiên xong được cái nào thì bạn gắp ra giấy thấm dầu/ hoặc vỉ róc dầu để bánh không bị ngấm dầu.
Bước 3: Hoàn thành món Bánh Tiêu
Vậy là món bánh tiêu đã hoàn thành. Bánh vừa chiên xong khá nóng nên đợi bánh nguội chút hãy thưởng thức. Món bánh đạt vị chuẩn là khi vỏ bánh giòn thơm, xé bánh ra sẽ thấy phần ruột rỗng và mềm xốp, vị bánh ngọt vừa phải và mùi thơm bùi béo của vừng trắng.
Thay vì mua bánh ở ngoài tiệm, chúng ta có thể tự tay làm bánh tiêu tại nhà vừa ngon vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn. Công thức làm bánh tiêu đã chia sẻ sẵn trên đây, bạn chỉ cần bắt tay vào bếp thực hiện là sẽ có ngay một mẻ bánh cực kỳ hấp dẫn. Chúc bạn thành công với những công thức siêu đơn giản và dễ thực hiện này!