Lá hẹ có tác dụng gì mà dân gian rỉ tai nhau dùng nhiều đến thế? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay hôm nay.

Thảo Phạm 17:25 20/08/2019

Lá hẹ có tác dụng gì? Chúng ta đều biết rằng trong lá hẹ chứa dồi dào chất sắt, potassium và vitamin A, C…Hẹ không những là món ăn phổ biến mà còn là một vị thuốc chữa được bá bệnh. Với tính ấm, ôn trung, trợ vị phí, hòa tạng phủ, cố thận tinh, tán ứ huyết…trong đông Y hẹ được dùng trong rất nhiều bài thuốc. Hẹ còn có tác dụng trừ khuẩn kháng viêm, tăng sức đề kháng và giúp cơ thể hấp thụ vitamin B1 và vitamin A.

Hẹ dùng làm món ăn chữa bệnh cực tốt

Lá hẹ chữa bệnh gì? Có thể nói lá hẹ chữa được bá bệnh, bởi vì sao? Một loạt bài thuốc hữu hiệu dưới đây sẽ kiểm chứng cho điều đó.
- Bổ thận tráng dương: nhờ tính ôn, vị cay mà hẹ có tác dụng bổ thận, tráng dương cho nam giới rất tốt.
- Tăng cường hệ miễn dịch: trong hẹ có chất sulfide có tác dụng diệt khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể, được dùng thay thế thuốc kháng sinh.
- Bổ gan và dạ dày: tinh dầu và sulfide, vị cay vốn có trong hẹ giúp điều khí dưỡng gan, kích thích ăn ngon, tăng cường hệ tiêu hóa khiến ăn uống ngon miệng.
- Hanh thông khí huyết: hẹ có công dụng hanh thông mạch khí, chữa các chứng buồn nôn, viêm ruột, nôn ra máu, đau ngực hoặc chấn thương.
- Làm đen tóc: hẹ giúp đen tóc cho tóc càng thêm bóng mượt.
- Ngăn mồ hôi trộm: lượng chất chua trong hẹ có tác dụng trị các chứng mồ hôi trộm, di tinh ở nam giới.
- Nhuận tràng thông ruột: chất xơ và vitamin có trong hẹ kích thích đường ruột, trị táo bón.
- Ngăn ngừa mẩn ngứa: hẹ bôi lên chỗ mẩn ngứa giúp sát khuẩn, hạn chế nhiễm trùng.
- Hỗ trợ phòng the: gây hung phấn, tăng cường tỳ vị, ôn thận trợ dương, làm tinh thần phấn chấn.
- Giảm mỡ máu, tăng huyết mạch: ngăn ngừa sản sinh cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ cho huyết quản và cao huyết áp.
- Chữa cảm mạo, ho do cảm lạnh: lá hẹ hấp với đường phèn trị ho, cảm lạnh rất hiệu quả.

  1. >Lá hẹ hấp đường phèn

Lá hẹ hấp đường phèn là bài thuốc trị ho cho trẻ rất hiệu quả khi tiết trời trở lạnh và đây cũng là đáp án đầu tiên cho câu hỏi lá hẹ có tác dụng gì. Cách thực hiện khá đơn giản:

Lá hẹ hấp đường phèn


- Lấy một nắm lá hẹ tươi vừa đủ, rửa sạch toàn bộ, để cho ráo nước và tiến hành cắt nhỏ lá hẹ rồi cho vào chén.
- Thêm một lượng đường phèn vừa đủ, rồi đem hấp cách thủy cho tới khi lá hẹ trong chén mềm ra và đường phèn đã tan hoàn toàn.
- Đối với trẻ nhỏ, chắt nước bỏ bã uống ngày 2-3 lần, một lần khoảng 2-3 thìa cà phê. Uống liên tục vài ngày cho đến khi giảm hẳn. Đối với người lớn uống cả bã lẫn nước 2 lần/ngày.

  1. >Lá hẹ mật ong chữa ho cho trẻ sơ sinh

Lá hẹ có tính ấm, tiêu trừ độc tố giúp thông đờm, giảm ho, bớt đau rát ở cổ họng cho trẻ nhỏ. Lá hẹ mật ong chữa ho cho trẻ sơ sinh là bài thuốc mà mẹ nào cũng cần biết và bỏ túi. Lưu ý không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Lá hẹ mật ong chữa ho cho trẻ sơ sinh

- Lấy một nắm lá hẹ tươi, rửa sạch rồi để cho lá hẹ ráo nước.

- Cắt nhỏ lá hẹ ra rồi đựng vào trong bát tô. Tưới mật ong cho ngập hết phần lá hẹ được cắt nhỏ.

- Đem hấp cách thủy cho đến khi hỗn hợp lá hẹ - mật ong được mềm nhuyễn ra.

- Liều dùng mỗi lần từ 2 đến 3 thìa café, dùng khoảng 3-4 lần trong một ngày, áp dụng khoảng 1 tuần.

  1. Lá hẹ chữa sổ mũi

Lá hẹ chữa sổ mũi cũng là một bài thuốc quý trong dân gian giúp tiêu đờm, giải độc, trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất tốt. Bài thuốc này được kết hợp cùng gừng tươi.

Lá hẹ chữa sổ mũi

- Dùng 250g lá hẹ, 25g gừng tươi, đường cát trắng.

- Hẹ rửa sạch, cắt khúc khoảng 3 đốt ngón tay, Gừng tươi rửa sạch, cắt đôi, giữ cả vỏ.

- Cho gừng và hẹ vào nồi, đổ nước sấp mặt rồi đậy nắp hấp chín với lửa nhỏ, khi nước sôi thêm tí đường vào khuấy đều cho tan.

- Dùng liên tục 5 ngày và 1 ngày 3 lần, mỗi lần một tách nước nhỏ, dùng khi nước còn ấm.  Thuốc đã nấu chỉ dùng trong ngày.

  1. Dùng lá hẹ rơ lưỡi cho bé

Các lớp màng bám dày trên lưỡi làm bé mất vị giác trở nên lười bú, chưa kể đến các bệnh như tưa lưỡi, đẹn, nấm lưỡi…dùng lá hẹ rơ lưỡi cho bé sẽ giúp bé loại bỏ cảm giác khó chịu này. Trước 5 tháng tuổi, mẹ chỉ nên dùng nước ấm và nước muối sinh lý để thực hiện rỡ lưỡi cho bé, sau 5 tháng thì có thể sử dụng lá hẹ. Thực hiện rơ lưỡi mỗi ngày, 1 tuần khoảng 2 – 3 lần và thực hiện sau khi bé bú và ợ sữa xong.

Dùng lá hẹ rơ lưỡi cho bé


- Mua lá hẹ tươi, sạch và an toàn không thuốc tại các cửa hàng uy tín, đập dập, đun sôi, khuấy đều cho ấm rồi chất lấy nước.
- Chuẩn bị một bát nước ấm, vệ sinh tay mẹ sạch sẽ.
- Dùng gạc sạch quấn ngón tay trỏ hoặc út của mẹ.
- Bế bé bằng một tay, tay còn lại có quấn gạc chấm nhẹ vào bát nước hẹ đã ấm rồi thực hiện rơ lưỡi cho bé. Rơ từ phần răng hàm sát hai bên má, tiến dần đến vùng răng bên dưới và cuối cùng là làm cho lưỡi.

  1. Dùng lá hẹ cho trẻ mọc răng

Ngoài ra, còn dùng lá hẹ cho trẻ mọc răng bởi trong hẹ có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, kháng viêm, khi mẹ áp dụng rơ nướu cho bé trong giai đoạn bé được 100 ngày tuổi cực hiệu quả.

Dùng lá hẹ cho trẻ mọc răng

 
- Mua lá hẹ có xuất xứ uy tín, đảm bảo chất lượng, thông thường dùng cho bé trai là 7, bé gái là 9 lá. Sau đó rửa sạch để trôi đi các bụi bẩn và hóa chất độc hại.
- Ngâm lá hẹ vào nước sôi 100 độ C, để nguội pha với muối trong 20 phút.
- Vớt ra để ráo nước, giã nhỏ lá hẹ vắt lấy nước cốt.
- Dùng tăm bông và gạc rơ lưỡi đã được tiệt trùng qua nước muối sinh lý 0,9% và rơ cho bé tương tự cách rơ lưỡi ở trên. Trước khi rơ miệng nên cho trẻ uống 1- 2 thìa nước.

  1. Lá hẹ chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ được dân gian sử dụng các bài thuốc đông y khá nhiều vì nó mang lại hiệu quả nhanh. Lá hẹ chữa bệnh trĩ là một trong các bài thuốc được người dân tin dùng.

- Dùng 1 nắm lá hẹ to, cắt rễ, có thể tráng thêm một lượt bằng nước đun sôi để nguội hoặc ngâm qua nước muối loãng.
- Rửa sạch, để ráo nước thì đem cối ra giã.
- Mang hẹ giã rồi dùng chảo khô sao cho nóng lên, chia ra thành các nhúm nhỏ rồi bọc vào các miếng vải sạch, mỏng.
- Dùng túi bọc vải bọc hẹ sau đó đem chườm vào hậu môn hoặc các búi trĩ khi còn ấm, cho đến khi thuốc nguội thì dùng thuốc khác. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ.

Lá hẹ chữa bệnh trĩ

Giờ đây chúng ta đều nhìn thấy lá hẹ có tác dụng gì, có thể nói là lá hẹ chữa được rất nhiều loại bệnh khác nhau bên cạnh những dưỡng chất trong rau hẹ ở các bữa ăn hằng ngày. Lá hẹ có thể dùng một mình, cũng có thể kết hợp với nhiều nguyên vật liệu và thảo dược khác để tạo ra những vị thuốc khác nhau có công dụng cho từng loại bệnh khác nhau. Thế nhưng, trước khi áp dụng một >bài thuốc dân gian nào, các chị em nên tìm đến các thấy thuốc đông y để tham khảo ý kiến và để được hướng dẫn tận tình liều lượng, cách dùng hợp lý với thể trạng từng người. Vì sẽ có một số cơ địa và tình trạng bệnh không phù hợp mà trị hoài không khỏi hoặc gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, người dùng không nên tùy tiện sử dụng mà chưa qua tư vấn của bác sĩ điều trị nếu đang bị các bệnh lý khác.

 

 

 

Thảo Phạm | Theo Phụ nữ sức khỏe