Thạch rau câu lá là món ăn được yêu thích nhất vào mỗi dịp hè. Cách làm rau câu cũng rất đa dạng với nhiều công thức khác nhau. Để có được một cách làm chuẩn vị, thơm ngon. Đồng thời nắm được bí quyết trong cách làm rau câu không bị đắng thì hãy cùng bắt tay thực hiện qua hướng dẫn dưới đây nhé!
Thạch rau câu lá là món ăn được yêu thích nhất vào mỗi dịp hè. Cách làm rau câu cũng rất đa dạng với nhiều công thức khác nhau. Để có được một cách làm chuẩn vị, thơm ngon. Đồng thời nắm được bí quyết trong >cách làm rau câu không bị đắng thì hãy cùng bắt tay thực hiện qua hướng dẫn dưới đây nhé!
Bột rau câu được xem là nguyên liệu chính tạo nên sự thành công cho các món thạch. Nó giúp cho các nguyên liệu kết dính lại với nhau tạo nên kết cấu vô cùng độc đáo và không kém phần hấp dẫn của món thạch.
Bột rau câu được làm từ các nguyên liệu từ thiên nhiên như rong biển, táo hay các loại thực vật khác. Mỗi loại bột rau câu sẽ có các thành phần khác nhau, nhưng vẫn có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Bột rau câu giòn
Bột rau câu giòn còn có tên khác là bột rau câu Agar, có nguồn gốc từ các loài tảo đỏ Gracilaria ou Gelidium của Nhật Bản. Chúng cũng là loại rau câu được sử dụng rất phổ biến tại nước ta. Bột chứa rất nhiều chất khoáng tốt cho cơ thể của chúng ta như: canxi, kẽm, magie,... Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý là không nên dùng quá nhiều vì sẽ gây ra đầy hơi đấy.
Bột rau câu dẻo có nhiều tên gọi khác nhau: bột carrageenan, bột rau câu jelly, bột rau câu dừa. Đây là loại bột được làm từ rong sụn - một loài rong thuộc ngành tảo đỏ.
Bột rau câu jelly được sản xuất theo hình thức công nghiệp bằng cách làm đông tảo, rồi ép thủy lực để tách hoàn toàn nước. Sau đó, sấy khô khối tảo và nghiền chúng thành bột mịn.
Bột rau câu dẻo có đặc tính mềm dẻo nhưng không bị nhũn và thường được dùng để làm thạch dừa hay mochi giọt nước.
Thành phần chính của bột rau câu pha sẵn được chiết xuất từ cây Konjac (thuộc họ Nưa và mọc ở Châu Á) có độ an toàn thực phẩm cao, bột có màu trắng trong, không chứa các phẩm màu, đường hóa học, chất bảo quản.
Loại bột này thích hợp để làm thạch rau trong món trà sữa, sau khi đông lại, rau câu sẽ khá dẻo và dai. Bạn cũng có thể thêm vào hương vị trái cây yêu thích. Ngoài ra bột Konnyaku còn được dùng làm các loại bún, mì ăn kiêng nữa đấy.
Rau câu dẻo hoa quả không chỉ có hương vị thanh mát mà còn rất tốt đối với cơ thể như hàm lượng vitamin dồi dào. Chính vì thế, cách nấu thạch rau câu dẻo đang được nhiều chị em nội trợ quan tâm. Để làm được món ăn hấp dẫn này thì các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Cách làm rau câu dẻo đơn giản
Để thực hiện cách nấu rau câu dẻo, các bạn hãy làm theo các bước dưới đây:
Bước 1:
Các bạn mang dứa thái hạt lựu. Bột rau câu đem hòa cùng với nước lọc, đường và khuấy thật đều cho đường tan hết và để yên hỗn hợp trong khoảng 15 phút.
Bước 2:
Bạn bắc một nồi nước lên bếp, cho hỗn hợp rau câu đã chuẩn bị vào và đun nhỏ lửa. Vừa đun vừa khuấy thật đều tay để bột rau câu không bị vón cục lại và dính vào đáy nồi. Đến khi đường và bột rau câu tan ra hết thì bạn cho dứa vào đảo nhẹ tay trong khoảng 2 phút. Lúc này, nếu các bạn thích ăn ngọt thì có thể nêm nếm thêm một chút đường cho vừa với khẩu vị. Xong thì bạn tắt bếp và cho bột vani vào.
Bước 3:
Bạn bắc nồi thạch rau câu xuống bếp, để nguội rồi múc ra từng khuôn hoặc cốc nhỏ. Tiếp đó, bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh cho đến khi thạch đông lại thì các bạn có thể thưởng thức.
Như vậy, với những nguyên liệu đơn giản ở trên, bạn đã có thể tự tay thực hiện cách nấu rau câu ngon cho mọi người cùng thưởng thức trong ngày hè.
Để thực hiện cách làm rau câu đơn giản giòn giòn, thơm đúng điệu thì các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Cách làm rau câu giòn đơn giản
Cách đổ rau câu giòn với các bước thực hiện rất đơn giản nên bạn có thể tự thực hiện tại nhà, cụ thể bao gồm những bước dưới đây:
Bước 1:
Cho vào nồi 2 lít nước, tiếp theo cho thêm 25g bột rau câu và ngâm trong khoảng 15 phút để bột có thể nở ra. Sau đó, các bạn khuấy đều để bột rau câu được tan hết.
Bước 2:
Sau khi bột rau câu đã tan hết, bạn cho đường vào khuấy cùng với đến khi đường tan hết thì bạn bắc nồi lên bếp đun sôi, nhỏ lửa. Trong quá trình đun thì bạn nên khuấy đều tay để bột rau câu tan hết và không bị vón cục ở bên dưới đáy nồi. Bạn nấu trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Bước 3:
Bạn tiến hành pha màu để làm rau câu: Bạn sử dụng cà phê đen để pha chế màu đen cho thạch, cà phê sữa để tạo màu nâu, nước cốt lá dứa để tạo màu xanh, nước phẩm vàng để tạo màu vàng. Trong quá trình tạo màu thì các bạn để lại một ít nước rau câu không màu để tráng lên trên bề mặt thạch.
Bước 4:
Sau khi đã tạo màu xong cho thạch rau câu thì các bạn cho ra từng khuôn riêng. Tiếp theo, cho một lớp nước rau câu trong lên trên và cho vào trong ngăn mát của tủ lạnh. Đợi cho thạch đông thì bạn cắt thành miếng tùy thích để thưởng thức.
Cách làm rau câu vị cam
Bước 1:
Cam vắt lấy nước. Chú ý, chỉ lấy phần nước cam nguyên chất thôi. Lọc bỏ hết hạt và tép cam đi nhé!
Bước 2:
Đầu tiên các bạn cần sử dụng nước để nguội để hoà tan hết phần đường và bột rau câu. Không nên sử dụng nước nóng hoặc quá ấm. Theo đúng tỷ lệ công thức đã chuẩn bị lúc đầu. Bạn hoà tan 1 lít nước cùng với 1 gói thạch rau câu và đường vừa vặn. Sau đó mang đi đun cùng với lửa nhỏ. Nhớ khuấy nhẹ tay theo 1 chiều để tránh bị dính xoong cháy.
Khi nước chuẩn bị sôi thì các bạn sử dụng thìa hớt hết bọt nổi lên mặt nước để thu được hỗn hợp nước rau câu trong suốt.
Bước 3:
Để hỗn hợp nguội bớt thì các bạn cho nước cam nguyên chất vào khuấy thật đều. Không nên cho vào lúc nước sôi cũng không nên để nguội mới cho vào sẽ làm thạch. Nên để 1 - 2 phút sau khi sôi cho nước am vào khuấy nhẹ là đạt tiêu chuẩn. Như vậy cam mới không bị đắng và thạch rau câu vẫn đông như bình thường.
Bước 4:
Đổ hợp hợp ra từng khuôn, bát hoặc hộp nhỏ vừa ăn (Tuỳ theo yêu cầu và nhà bạn có gì) đậy kín miệng lại và cho vào trong ngăn mát của tủ lạnh bảo quản. Khoảng 4 tiếng sau là đã hoàn thiện thành phẩm
Cách làm thạch rau câu lá dứa
Bước 1:
Lá dứa rửa với nước sạch nhiều lần. Chú ý cẩn thận ở phần cuống là nơi rất nhiều bùn đất đọng lại. Sau đó, các bạn nên cắt lá dứa thành từng khúc nhỏ để dễ dàng xay nhỏ. Khi xay nên cho vào 200ml nước lọc để lọc nước cốt nguyên nhân của lá dứa. Bạn có thể sử dụng dùng vải hoặc rây chuyên dụng để lọc bỏ bã của lá dứa.
Bước 2:
Sử dụng 800ml nước nguội hoà tan cùng với 1 gói bột rau câu và 300gr đường. Sau đó mang hỗn hợp đi đun lửa nhỏ. Chú ý khuấy nhẹ và đều tay để không bị cháy. Khi gần sôi thì hớt bỏ phần bọt trắng nổi trên mặt nước đến khi thu được hỗn hợp nước trong thì tắt bếp.
Bước 3:
Chia hỗn hợp vừa đun thành 2 phần bằng nhau. 1 phần đổ vào tô hoà tan cùng với 200ml nước cốt dừa khuấy đều để nước thạch rau câu và nước cốt dừa hoà tan vào nhau. Sau đó đậy nắp kín cất vào tủ lạnh
Phần còn lại tiếp tục cho lên bếp đun với nhỏ lửa. Từ từ đổ thêm 200ml nước cốt lá dứa vừa lọc ở trên khuấy thật đều đến khi hỗn hợp sôi lăm tăm thì tắt bếp
Lúc này, các bạn hỗn hợp thạch dừa vừa hoàn thiện cũng đã đông lại thì ta đổ hỗn hợp thạch lá dứa vừa nấu xong lên trên để tạo thành thạch 2 tầng đẹp mắt. Bỏ hộp thạch vừa hoàn thiện vào tủ lạnh. Bảo quản khoảng 4 tiếng là đã hoàn thiện món thạch rau câu lá dứa.
Bước 1:
Đun sôi 100ml nước nóng hoà tan cùng với 1 gói cà phê G7.
Bước 2:
Hoà tan 1,4 lít nước sôi nguội cùng với 1 gói bột rau câu và 300g đường trắng. Khuấy đều để bột không để bị vón cục. Tiếp đó, bật bếp đun nhỏ lửa khuấy nhẹ theo 1 chiều để tránh bị cháy. Đến khi gần sôi thì các bạn hớt hết bọt trên bề mặt sao cho thu được hỗn hợp nước trong thì tắt bếp.
Bước 3:
Chia phần nước vừa đun thành 2 phần bằng nhau. 1 nửa đem đi hoà tan với 100ml cà phê rồi đổ ra khuôn để vô ngăn đá để quá trình đông thạch diễn ra nhanh hơn. Một nửa còn lại hoà tan với 150ml nước dừa sau đó đổ thạch cốt dừa lên trên bề mặt thạch cà phê vừa để đông trong tủ lạnh để tạo thạch 2 tầng hấp dẫn.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thanh long chọn những quả còn tươi, lột hết phần vỏ và giữ lại phần thịt thanh long đỏ. Sau đó sử dụng dao để cắt thành miếng nhỏ.
Dùng máy xay sinh tố để nghiền thanh long cho nát. Dùng rây lọc để lấy phần nước cốt và bỏ đi phần bã.
Lấy một chiếc bát rồi trộn các gia vị: 250gr đường cùng với 25gr bột rau câu với nhau. Chia hỗn hợp làm 2 bát nhỏ bằng nhau. Trong bát thứ nhất, các bạn lại chia hỗn hợp thành 2 phần nhỏ. (phần A và phần B)
Cách làm rau câu thanh long hoa đậu biếc
Bước 2: Làm hỗn hợp rau câu hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc bạn ngâm vào nước ấm trong khoảng 30 phút để hoa ra hết màu. Sau đó, các giữ lại phần nước và bỏ đi phần hoa.
Cho vào nồi 350ml nước và đun trên bếp với lửa nhỏ. Sau đó đổ chén hỗn hợp rau câu A1 vào nồi. Lưu ý vừa đổ vừa khuấy để rau câu không bị vón thành cục.
Khi nước có hiện tượng sôi lăn tăn trên bề mặt thì các bạn cho nước cốt của hoa đậu biếc vào. Khi hỗn hợp đã sôi hẳn thì tắt bếp và cho hỗn hợp vào hũ thủy tinh rồi bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
Khi rau câu đã đông, các bạn sử dụng dao nhỏ cắt rau câu thành các sợi nhỏ và chuẩn bị làm các bước tiếp theo.
Bước 3: Làm hỗn hợp rau câu nước cốt dừa
Chuẩn bị một nồi và cho 80gr sữa cùng với 500ml nước đun cho đến khi hỗn hợp sôi thì cho phần rau câu đã chia thành 2 phần ở bước 1 vào. Lưu ý vừa cho vừa khuấy để rau câu không bị vón thành cục.
Quan sát thấy hỗn hợp đã sôi thì cho tiếp 400ml nước cốt dừa vào. Đun tiếp cho hỗn hợp cho sôi bùng rồi tắt bếp và chia thành 2 phần bằng nhau.(Phần 3.1 và 3.2)
Bước 4: Làm hỗn hợp rau câu thanh cốt dừa
Phần 3.1 bạn giữa nguyên, phần 3.2 tiếp tục cho lên bếp đun và cho ½ nước ép thanh long vào. Dùng thìa khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong phần rau câu nhạt.
Bước 5: Làm hỗn hợp rau câu thanh long
Cho 450ml vào nồi và đun sôi trên bếp. Sau đó cho chén rau câu B đã chia nhỏ ở phần 1 và dùng đũa khuấy đều, liên tục cho đến khi bột tan hết.
Quan sát thấy hỗn hợp sôi thì các bạn đổ phần nước ép thanh long còn lại vào và khuấy cho thật đều trong khoảng 3 phút. Như vậy là các bạn đã hoàn thành xong phần rau câu đậm.
Bước 6: Đổ rau câu thanh long
Đổ ½ hỗn hợp rau câu màu hồng nhạt vào khuôn và bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 5 phút để hỗn hợp đông lại.
Sau đó, đổ tiếp ½ phần hỗn hợp rau câu thanh long màu hồng đậm lên trên, tiếp tục bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 10 phút.
Sau khi lớp rau câu thứ 2 đã khô, bạn cho tất cả phần nước rau câu nước cốt dừa vào và cho phần rau câu hoa đậu biếc đã cắt ở bước 2 lên trên rồi để trong ngăn mát tủ lạnh cho đông lại.
Cuối cùng bạn đổ lần lượt phần rau câu màu hồng nhạt lên và bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh cho đông rồi lại đổ tiếp phần rau câu màu hồng đậm và tiếp tục để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15-20 phút.
Rau câu trái cây
Bước 1:
Chia đôi quả dưa hấu, dùng 1 cái muỗng múc ruột dưa ra ngoài và để lại phần vỏ. Phần ruột thái nhỏ. Các trái cây còn lại mang đi rửa sạch gọt bỏ vỏ và cũng thái nhỏ thành từng hạt nhỏ như trên.
Bước 2:
Cho tất cả phần trái cây đã chuẩn bị ở trên vào trong vỏ dưa hấu và cho vào ngăn mát của tủ lạnh.
Bước 3:
Cho 1 lít nước lọc và 10g rau câu giòn vào nồi vừa nấu rồi khuấy đều. Phần rau câu dẻo trộn đều cùng với 200g đường ở ngoài xong rồi mới cho vào nồi đang đun nóng.
Bước 4:
Lấy muỗng vớt hết bọt li ti nổi lên để rau câu được trong, không bị rỗ. Đun sôi thì tắt bếp.
Để nguội bớt rồi đổ hỗn hợp rau câu vào vỏ quả dưa hấu chứa trái cây. Khuấy nhẹ cho chúng hòa với nhau. Cho vào ngăn mát của tủ lạnh 1-2 giờ là dùng được.
Bước 1: Trộn đường và bột rau câu
Sử dụng một tô hoặc một cái âu lớn để trộn hỗn hợp đường và bột rau câu đều với nhau.
Bước 2: Cắt phô mai
Khi dùng phô mai, nên cắt phô mai thành những miếng hình vuông, nhỏ vừa ăn và lưu ý kích thước phô mai phù hợp với khuôn mà bạn chọn.
Bạn nên cắt phô mai trước vì nếu để nấu xong rau câu mới cắt thì sẽ không kịp và rau câu sẽ bị đông lại. Sau khi đã cắt phô mai thì bạn hãy xếp chúng vào khuôn nhé!
Cách làm rau câu phô mai
Bước 3: Nấu thạch rau câu
Sử dụng 1,5 lít nước (bạn nên nếm thử để điều chỉnh với sở thích của gia đình) đun đến khi mặt nước lăn tăn sủi bọt thì đổ từ từ hỗn hợp bột đã trộn ở bước 1 vào.
Vừa đổ vừa khuấy tránh bột không bị vón cục và dễ hòa tan hơn. Sau đó cho tiếp siro vào và bạn tiếp tục khuấy cho đến khi nước sôi lớn thì để sôi thêm khoảng 2-3 phút thì tắt bếp.
Bước 4: Đổ thạch vào khuôn
Sau khi tắt bếp, các bạn hãy chế hoặc dùng muỗng múc ngay nước rau câu vào từng khay nhỏ. Bạn không nên đổ quá nhiều rau câu quá chúng sẽ bị tràn vào không đẹp mắt.
Đến bước này là bạn đã sắp hoàn thành và có được cách làm thạch phô mai ngon dành cho gia đình rồi.
Bước 5: Để vào ngăn mát tủ lạnh
Để các khay rau câu đã nguội vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 3 tiếng cho chúng đông hết và ăn mát sẽ làm có thạch phô mai ngon hơn rất nhiều. Tới bước này là các bạn đã cách làm thạch phô mai viên đã hoàn thành.
Khi đổ rau câu nhiều lớp thì các bạn nên lưu ý đợi lớp thứ nhất đóng váng hơi cứng trên bề mặt rồi mới đổ tiếp lớp sau. Nếu chưa đóng váng hoặc đóng váng quá mỏng thì các lớp sẽ bị hòa vào nhau.
Khi nấu rau câu thì vớt hết bọt nổi ở trên để thạch được trong nhìn đẹp hơn.
Trong quá trình làm nếu hỗn hợp chưa được cho vào khuôn mà đã bị đông lại, các bạn có thể đun lại trên lửa cho hỗn hợp được tan ra.
Như vậy, hôm nay chúng ta đã tìm hiểu xong 8 cách làm rau câu với nhiều hương vị khác nhau. Cùng vào bếp và chế biến ngay món ăn này cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé!